tailieunhanh - Bài giảng Kỹ thuật điện: Chương 8 - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Bài giảng Kỹ thuật điện: Chương 8 cung cấp cho người học các kiến thức về máy điện đồng bộ. Nội dung bài giảng trình bày Cấu tạo máy điện đồng bộ, Nguyên lý làm việc, phản ứng phần ứng, mô hình toán, công suất điện từ của máy phát điện đồng bộ. Bài giảng còn giới thiệu thêm động cơ điện đồng bộ với nguyên lý làm việc, phương trình điện áp và đồ thị véctơ. . | KỸ THUẬT ĐIỆN CHƯƠNG VIII MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ CHƯƠNG VIII : MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ Máy điện đồng bộ: Máy điện xoay chiều có tốc độ của rô to (n) bằng tốc độ của từ trường quay (n1). Dùng làm các máy phát điện xoay chiều (phần lớn). Dùng làm động cơ điện đồng bộ để truyền tải cho các phụ tải có yêu cầu tốc độ quay không đổi và có công suất lớn (từ vài trăm kW trở lên). Dùng làm máy bù đồng bộ nâng cao hệ số công suất cos của lưới điện. CHƯƠNG VIII : MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ 1. Cấu tạo máy điện đồng bộ Máy điện đồng bộ gồm 2 phần chính là Stato và Rôto. Thông thường: Stato → Phía ngoài Rôto → Phía trong. 1,2: Lõi thép, dây quấn Stato. 3,4: Lõi thép, dây quấn Rôto. CHƯƠNG VIII : MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ . Stato (phần tĩnh) Stato của máy điện đồng gồm lõi thép và dây quấn a) Lõi thép: - Làm từ lá thép kỹ thuật điện dày 0,35-0,5mm, phủ cách điện. - Mặt trong xẻ rãnh để đặt dây quấn. - Ep lại thành hình trụ, và được ép vào vỏ bảo vệ CHƯƠNG VIII : MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ . Rôto Rôto của máy điện đồng bộ được cấu tạo từ lõi thép và dây quấn. Lõi thép gồm phần thân Rôto và các cực từ. Dây quấn Rôto được gọi là dây quấn kích từ và được cấp điện một chiều nhờ hai vành trượt. Rôto của máy điện đồng bộ có hai loại: cực ẩn và cực lồi (phụ thuộc vào tốc độ của .
đang nạp các trang xem trước