tailieunhanh - Bài giảng Kỹ thuật điện: Chương 6 - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Cùng nắm kiến thức chương 6 trong bài giảng Kỹ thuật điện thông qua việc tìm hiểu các nội dung sau: Cấu tạo máy biến áp, nguyên lý làm việc của máy biến áp, phương trình đặc trưng của máy biến áp, mạch điện thay thế máy biến áp, chế độ không tải - thí nghiệm không tải, chế độ ngắn mạch - thí nghiệm ngắn mạch. Bên cạnh đó, bài giảng còn giới thiệu các loại máy biến áp: máy biến áp mang tải, máy biến áp ba pha, máy biến áp làm việc song song và các máy biến áp đặc biệt. nội dung chi tiết. | KỸ THUẬT ĐIỆN CHƯƠNG VI MÁY BIẾN ÁP CHƯƠNG VI : MÁY BIẾN ÁP Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ dùng biến đổi điện áp của dòng xoay chiều (tăng hoặc giảm) nhưng không làm thay đổi tần số của nó. Hiện nay, máy biến áp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện, dùng để truyền tải, phân phối điện năng. Ngoài ra còn nhiền chức năng khác tuỳ thuộc mục đích sử dụng. Trong chương này, ta nghiên cứu cụ thể một số loại máy biến áp thông dụng. CHƯƠNG VI : MÁY BIẾN ÁP I. Cấu tạo máy biến áp . Lõi thép - Lõi thép của máy biến áp được chế tạo bằng những vật liệu có độ dẫn từ cao vì nó được dùng để dẫn từ thông chính trong máy. - Vật liệu chế tạo lõi thép là thép kỹ thuật điện (còn gọi là tôn silic). - Để giảm tổn hao do dòng điện xoáy trong lõi (dòng Fuco), người ta không làm thành khối liền mà dùng các lá thép có chiều dày từ 0,3mm - 0,5mm, có phủ cách điện ghép - Hình dạng khác nhau như hình chữ nhật, hình xuyến. CHƯƠNG VI : MÁY BIẾN ÁP Lõi thép EI Lõi thép hình xuyến Lõi thép UI CHƯƠNG VI : MÁY BIẾN ÁP Lõi thép dạng cuộn Lõi thép được chia làm hai phần: - Trụ từ: là nơi để đặt dây quấn, - Gông từ: là phần khép kín mạch từ giữa các trụ. Trụ từ và gông từ tạo thành mạch từ khép .
đang nạp các trang xem trước