tailieunhanh - Jacques Derrida và “trì biệt” ngôn từ

Jacques Derrida (1930 - 2004) là người khởi xướng giải cấu trúc. Ông là triết gia có gốc gác Do Thái. Một khái niệm then chốt trong tư tưởng của Derrida là “Trì biệt”. Ông lấy “chữ” làm đối tượng nghiên cứu cho lí thuyết “trì biệt”. Với Derrida, “chữ” có vai trò quan trọng hơn “lời”, vốn là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học từ Saussure đến Bakhtin. Trong sự “trì biệt”, nghĩa của chữ sẽ tạo sinh liên tục và vô hạn. | TAN TRAO UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE JACQUES DERRIDA VÀ “TRÌ BIỆT” NGÔN TỪ Jacques Derrida and “Différance” of language Ngày nhận bài: 02/10/2016; ngày phản biện: 07/10/2016; ngày duyệt đăng:21/11/2016 Lê Huy Bắc* TÓM TẮT Jacques Derrida (1930 - 2004) là người khởi xướng giải cấu trúc. Ông là triết gia có gốc gác Do Thái. Một khái niệm then chốt trong tư tưởng của Derrida là “Trì biệt”. Ông lấy “chữ” làm đối tượng nghiên cứu cho lí thuyết “trì biệt”. Với Derrida, “chữ” có vai trò quan trọng hơn “lời”, vốn là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học từ Saussure đến Bakhtin. Trong sự “trì biệt”, nghĩa của chữ sẽ tạo sinh liên tục và vô hạn. Từ khóa: trì biệt; chữ; giải cấu trúc ABSTRACT Jacques Derrida (1930 - 2004) was the initiator of deconstruction. He is a philosopher with Jewish roots. A key concept in Derrida's thought is “Différance”. He took “word” as the object of study for the theory “différance”. With Derrida, “word” is more important than “parole” (speaking), which is the object of study of linguistics from Saussure to Bakhtin. In the “différance”, meanings of the word will be created continuously and infinitely. Keywords: Différance; Derrida; word; deconstruction Trong quan niệm “đối thoại” của nhóm Bakhtin và Peirce, lời luôn tồn tại trong thế đối thoại nội tại để tạo một dàn bè liên giọng của “sắc thái” lời, thì trong “trì biệt” (Différance) của Derrida, chữ tồn tại trong sự trì biệt để tạo nghĩa mới hay nội hàm diễn ngôn mới. Một đằng đề cao tính “dân chủ” của diễn ngôn, một đằng đề cao tính “tự sinh”, “tự do” về nghĩa. Trì biệt “nghĩa” trong “chữ” của Derrida đến từ cấu trúc nội tại của nó trong mối tương tác từ vựng của chữ viết trước và sau nó, của những cấu trúc diễn ngôn lộ rõ hay ngầm ẩn, mà nó được đặt vào. Ngoài ra, trì biệt còn là sản phẩm của những tương tác văn hoá. Vấn đề này khá phức tạp, bởi chí ít là có ba lớp văn hoá (hay mã) được lưu giữ trong chữ: ấy là văn hoá của chính chữ đó, văn hoá của người sáng tạo và văn hoá của người tiếp .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN