tailieunhanh - Ảnh hưởng của đập thượng nguồn đến diễn biến mặn vùng cửa sông Mekong

Diễn biến mặn tại vùng cửa sông Mekong ngày càng phức tạp và ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sự phát triển bền vững trên ĐBSCL. ĐBSCL nằm ở cuối nguồn sông Mekong nên bị ảnh hưởng nặng nề của sự phát triển mạnh của các hệ thống hồ, đập thủy điện trên dòng chính và dòng nhánh. Trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu dòng chảy đến tại Kratie, Tân Châu – Châu Đốc và số liệu mặn thực đo tại các cửa sông theo các giai đoạn xây dựng các hồ, đập lớn trên dòng chính ở Trung Quốc. Để làm rõ quá trình thay đổi tổng lượng dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt ảnh hưởng đến diễn biến xâm nhập mặn trong các giai đoạn thông qua tương quan giữa lưu lượng nước mùa kiệt vào ĐBSCL với nồng độ mặn tại bốn trạm đo mặn tại bốn vị trí cửa sông để giúp hiểu rõ hơn xu hướng xâm nhập mặn tại các cửa sông Mekong. | BÀI BÁO KHOA H C ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẬP THƯỢNG NGUỒN ĐẾN DIỄN BIẾN MẶN VÙNG CỬA SÔNG MEKONG Nguyễn Thị Phương Mai1, Lã Vĩnh Trung1 Tóm tắt: Diễn biến mặn tại vùng cửa sông Mekong ngày càng phức tạp và ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sự phát triển bền vững trên ĐBSCL. ĐBSCL nằm ở cuối nguồn sông Mekong nên bị ảnh hưởng nặng nề của sự phát triển mạnh của các hệ thống hồ, đập thủy điện trên dòng chính và dòng nhánh. Trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu dòng chảy đến tại Kratie, Tân Châu – Châu Đốc và số liệu mặn thực đo tại các cửa sông theo các giai đoạn xây dựng các hồ, đập lớn trên dòng chính ở Trung Quốc. Để làm rõ quá trình thay đổi tổng lượng dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt ảnh hưởng đến diễn biến xâm nhập mặn trong các giai đoạn thông qua tương quan giữa lưu lượng nước mùa kiệt vào ĐBSCL với nồng độ mặn tại bốn trạm đo mặn tại bốn vị trí cửa sông để giúp hiểu rõ hơn xu hướng xâm nhập mặn tại các cửa sông Mekong. Từ khóa: ĐBSCL, Xâm nhập mặn, Hồ đập thượng lưu, Thủy điện thượng lưu, 1. GIỚI THIỆU CHUNG1 Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là hạ lưu của lưu vực sông Mê Công bao gồm 13 tỉnh thành phố. ĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có diện tích gần 40 nghìn km2, dân số khoảng 18 triệu người và có hơn 340 km đường biên giới trên bộ giáp Campuchia, là khu vực duy nhất của cả nước tiếp giáp Biển Đông và Biển Tây với bờ biển dài 750km, chiếm 23% chiều dài bờ biển quốc gia. ĐBSCL không chỉ là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, trái cây, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản của cả nước, mà còn được xác định là vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp thực phẩm, phát triển du lịch và là vùng sản xuất lương thực trọng điểm quốc gia với 50% sản lượng lương thực của cả nước và 90% sản lượng gạo xuất khẩu. Chính vì vậy duy trì phát triên nông nghiệp bền vững là nhiệm vụ hàng đầu của vùng với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Nhưng sự phát triển trên đồng bằng ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do vào mùa kiệt hơn 50% diện tích

TỪ KHÓA LIÊN QUAN