tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Một số công thức tính xác suất và ứng dụng
Mục đích nghiên cứu là hệ thống hóa các công thức tính xác suất nhằm tạo điều kiện cho sinh viên học tập môn Xác suất – thống kê được dễ dàng, thuận lợi hơn. Đồng thời giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về các công thức cơ bản của xác suất và vận dụng tốt hơn vào việc giải quyết các bài toán xác suất từ đơn giản đến phức tạp. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ KIM OANH MỘT SỐ CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT VÀ ỨNG DỤNG Chuyên ngành: Phương pháp Toán sơ cấp Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐÀ NẴNG - 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Cao Văn Nuôi. Phản biện 1: TS. Lê Văn Dũng Phản biện 2: . Trần Đạo Dõng Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 13 tháng 8 năm 2016. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lý thuyết xác suất là bộ môn nghiên cứu các hiện tượng ngẫu nhiên ra đời vào cuối thế kỉ XVII ở Pháp. Năm 1982, nhà toán học Laplace đã dự báo rằng: “Môn khoa học bắt đầu từ việc xem xét các trò chơi may rủi này sẽ hứa hẹn trở thành một đối tượng quan trọng nhất của tri thức loài người”. Ngày nay lý thuyết xác suất đã trở thành một ngành toán học quan trọng, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, y học, sinh học, môi trường Vì vậy lý thuyết xác suất nói riêng và bộ môn xác suất – thống kê nói chung đã được vào giảng dạy ở hầu hết các trường cao đẳng, đại học. Trong lý thuyết xác suất cũng như hầu hết các lĩnh vực việc xác định được khả năng xảy ra của các sự kiện nhất định nào đó là quan trọng và cần thiết. Do đó nhiều phương pháp tính xác suất đã được ra đời, trong đó các công thức tính xác suất là một trong những công cụ cơ bản và hiệu quả. Các bài toán xác suất thường rất hay, thú vị nhưng khá trừu tượng nên khi giải các bài toán xác suất người đọc cảm thấy khó, rất dễ nhầm lẫn, dễ bị sai và thường lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp hay công thức phù hợp nếu người đọc không phân tích vấn đề một cách chặt chẽ, chính xác. Qua thực tiễn giảng dạy bộ môn Xác suất – thống kê ở trường Cao đẳng công nghệ - kinh tế và thủy lợi miền Trung, mặc dù sinh viên đã được làm quen với một
đang nạp các trang xem trước