tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu mối quan hệ giữa "Định hướng thị trường và kết quả kinh doanh" của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thủy sản trên địa bàn miền Trung
Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa định hướng thị trường và kết quả kinh doanh của các Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thủy sản trên địa bàn miền Trung hiện nay. nội dung chi tiết. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN LÊ THỊ HOÀNG UYÊN NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA “ĐỊNH HƢỚNG THỊ TRƢỜNG VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN TRUNG” Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học : Lê Văn Huy Phản biện 1 : TS. TRẦN TRUNG VINH Phản biện 2 : LÊ HỮU ẢNH Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 6 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 M 1. Tính cấp thiết của đề tài Thủy sản là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng quan trọng, không những cung cấp protein, mà còn đáp ứng các chất khoáng, axit béo Omega 3 cần thiết cho cơ thể để phát triển trí não và ngăn ngừa một số bệnh. Ngoài ra, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của thủy sản cao hơn các loại thực phẩm khác, trong khi dịch bệnh ở gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng và càng làm cho nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới tăng mạnh. Tăng trưởng tiêu dùng thủy sản không những diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển, mà còn ở các nước đang phát triển. Cùng với xu thế tiêu thụ này thì việc trao đổi xuất nhập khẩu thủy sản giữa các quốc gia được đẩy mạnh và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và giữ vững vị trí top 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Chính vì vậy, xuất khẩu thủy sản là “một trong ba chương trình kinh tế lớn trọng điểm” được khẳng định trong các Nghị Quyết của Đảng đã, đang và sẽ là mũi nhọn trong chiến lược hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nước ta trong tăng trưởng kinh tế. Ở nhiều nước phát triển như Ấn Độ, Mỹ, Úc, New Zealand và nước có nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc đã có
đang nạp các trang xem trước