tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học địa lí phần khái quát nền kt – xh thế giới để phát triển tư duy phê phán cho học sinh lớp 11

Tranh biếm họa là một công cụ dạy học đã được sử dụng ở nhiều quốc gia phát triển như Anh, Đức, Hoa Kì, và nó đã được khẳng định là mang lại các giá trị to lớn vượt ra ngoài những mục tiêu mà nền giáo dục đặt ra. | Một điều đáng tiếc là phương pháp giáo dục hiện nay của chúng ta đang nặng về truyền đạt, nhồi nhét kiến thức và có phần áp đặt, theo mẫu, thiếu phát huy suy nghĩ độc lập của học sinh. Triết gia Pháp . Rousseau cho rằng: “Nếu chỉ nhào nặn con người theo duy nhất một trạng thái thì anh ta sẽ trở nên vô dụng trước mọi tình huống khác”. Thật khó có thể đào tạo nên những con người năng động, sáng tạo một khi học sinh luôn chịu áp lực rất lớn không những từ chương trình quá tải mà còn vì phải làm theo những bài mẫu, đáp án mẫu, phải ghi nhớ những kiến thức và lý lẽ có sẵn trong bài giảng, bất chấp có hoặc có còn phù hợp với thực tế cuộc sống và kiến thức của nhân loại hay không. Với quan điểm giáo dục lệch lạc so với thế giới hiện đại như vậy, tính năng động và năng lực tư duy sáng tạo sẽ bị thui chột dần và dễ tạo ra những con người dễ phục tùng, làm theo, nói theo, nhìn sự việc bằng con mắt của người khác, đánh mất tư duy độc lập, suy nghĩ và hành động bằng cái đầu của người khác, rất xa lạ với yêu cầu cuộc sống.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN