tailieunhanh - Nghiên cứu một số chỉ số sinh lí của học sinh 8-15 tuổi ở tỉnh Bình Dương

Bài viết Nghiên cứu một số chỉ số sinh lí của học sinh 8-15 tuổi ở tỉnh Bình Dương trình bày: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhịp tim trung bình của học sinh từ 8-15 tuổi có xu hướng chung là giảm dần theo độ tuổi. Cùng một độ tuổi, nhịp tim c ủa nữ có xu hướng cao hơn của nam. Chỉ số huyết áp tối đa và tối thiểu có xu hướng tăng dần,. . | Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý của học sinh Nguyễn Thị Thu Hiền NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH LÍ CỦA HỌC SINH 8-15 TUỔI Ở TỈNH BÌNH DƢƠNG Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Ngọc Nhi, Lê Thị Thu Huệ Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Nhằm đánh giá thực trạng về một số chỉ số sinh lí của học sinh 8-15 tuổi ở tỉnh Bình Dương, chúng tôi tiến hành đo các chỉ số: nhịp tim, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu và xác định tuổi dậy thì bằng phiếu điều tra trên học sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhịp tim trung bình của học sinh từ 8-15 tuổi có xu hướng chung là giảm dần theo độ tuổi. Cùng một độ tuổi, nhịp tim của nữ có xu hướng cao hơn của nam. Chỉ số huyết áp tối đa và tối thiểu có xu hướng tăng dần. Vào giai đoạn dậy thì (11-13 tuổi), nhịp tim và huyết áp của nữ cao hơn so với các giai đoạn khác và có xu hướng cao hơn ở nam cùng độ tuổi. Huyết áp tối đa và tối thiểu của nhóm học sinh có nguy cơ thừa cân và béo phì cao hơn so với trung bình chung của học sinh ở cùng độ tuổi. Tuổi dậy thì trung bình của học sinh nam là 13,06 tuổi, ở học sinh nữ là 12,15 tuổi. Học sinh ở vùng thành thị có xu hướng dậy thì sớm hơn so với học sinh ở khu vực nông thôn ở cả nam và nữ (chênh lệch khoảng 0,5 tuổi, p<0,05). Từ khóa: chỉ số sinh lí, học sinh, nhịp tim, huyết áp, dậy thì 1. MỞ ĐẦU Tăng tốc (acceleration) là hiện tượng tăng kích thước cơ thể và trưởng thành sinh dục sớm [6]. Hiện tượng tăng tốc sinh học được ghi nhận song chưa có một công trình nghiên cứu nào về lĩnh vực này để đưa ra các số liệu chính xác nhằm đánh giá đúng thực trạng của hiện tượng tăng tốc sinh học ở trẻ em. Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng ở trẻ em trên toàn thế giới [5], [7], một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt. Việc đánh giá các chỉ số thể lực và các chỉ số sinh lí có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt và học tập để học sinh phát triển tốt về thể chất. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu trên học sinh tỉnh

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN