tailieunhanh - Chỉ số hình thái X quang xương hàm dưới theo tuổi và giới tính nghiên cứu trên hình ảnh toàn cảnh kĩ thuật số
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các chỉ số xương hàm dưới trên hình ảnh toàn cảnh như chỉ số lỗ cằm (MI), chỉ số hàm dưới toàn cảnh (PMI) và chỉ số vỏ xương hàm dưới (MCI), đặc biệt là tìm kiếm mối liên hệ giữa các chỉ số này với tuổi tác và giới tính. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học CHỈ SỐ HÌNH THÁI X-QUANG XƯƠNG HÀM DƯỚI THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH NGHIÊN CỨU TRÊN HÌNH ẢNH TOÀN CẢNH KĨ THUẬT SỐ Văn Hồng Phượng*, Lê Hồ Phương Trang* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các chỉ số xương hàm dưới trên hình ảnh toàn cảnh như chỉ số lỗ cằm (MI), chỉ số hàm dưới toàn cảnh (PMI) và chỉ số vỏ xương hàm dưới (MCI), đặc biệt là tìm kiếm mối liên hệ giữa các chỉ số này với tuổi tác và giới tính. Phương pháp: Nghiên cứu gồm 389 ảnh toàn cảnh kĩ thuật số của các đối tượng từ 30 tuổi trở lên, không mắc một trong các bệnh hay các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa xương của cơ thể. Vẽ và đo đạc các chỉ số trên ảnh toàn cảnh kĩ thuật số đã được chuẩn hóa trước khi chụp. Kết quả: Giá trị trung bình của chỉ số MI ở người Việt là 3,18 (± 0,58), chỉ số PMI là 0,27 (± 0,06). Chỉ số MI, PMI và MCI đều cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm 30-50 tuổi và nhóm trên 50 tuổi (p50 years old group (p< respectively). PMI and MCI between males and females were statistically significant differences (p< respectively). Conclusion: This study revealed that with the advancing age the bone mass decreased. In the future, it requires more studies to confirm that dental panoramic radiographs can be used in clinical practice to assist identifying individuals with low bone mass. Key words: mental index, panoramic mandibular index, mandibular cortical index. * Khoa Răng hàm Mặt ĐH Y Dược Tác giả liên hệ: TS Lê Hồ Phương Trang, ĐT: 0907707633, Email: ptleho@ Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 305 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 ĐẶT VẤN ĐỀ Tuổi con người càng tăng thì khối lượng và chất lượng xương càng giảm. Từ thập niên thứ 3 của cuộc sống, xương thường bắt đầu giảm mật độ và tăng tính xốp(13), nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát tốt, sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, hậu quả là gãy xương. Hiện nay,
đang nạp các trang xem trước