tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đo lường sự gắn kết của người tiêu dùng đối với các thương hiệu bằng Big Data

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đo lường sự gắn kết của người tiêu dùng đối với các thương hiệu bằng Big Data có nội dung gồm 4 chương. Chương 1: lý thuyết về gắn kết người tiêu dùng đối với các thương hiệu. Chương 2: phương pháp đo lường gắn kết người tiêu dùng với thương hiệu bằng Big data. Chương 3: xây dựng công cụ đo lường gắn kết người tiêu dùng với thương hiệu. Chương 4: kết quả nghiên cứu và thảo luận. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HUY BÌNH ĐO LƯỜNG SỰ GẮN KẾT CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI CÁC THƯƠNG HIỆU BẰNG BIG DATA LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: Đà Nẵng – Năm 2017 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học : TS. Võ Quang Trí Phản biện 1: TS. Nguyễn Văn Hùng Phản biện 2: . Nguyễn Phúc Nguyên Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 08 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khái niệm gắn kết người tiêu dùng với thương hiệu đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của cả giới học thuật lẫn ứng dụng. Theo nghiên cứu của các tổ chức Gallup (2016), McKinsey (2014), PeopleMetrics (2008) Gắn kết người tiêu dùng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực: tăng doanh thu, tăng lòng trung thành đối với thương hiệu, tăng số lần mua hàng, giảm tỉ lệ rời bỏ thương hiệu, tăng tỉ lệ mua các sản phẩm và dịch vụ cộng thêm (cross-sell). Gắn kết người tiêu dùng đối với thương hiệu là một khái niệm mới mẻ và còn đang tranh luận; tuy nhiên theo quan điểm của các nhà ứng dụng thì gắn kết là “hành động tham gia tương tác trên các nền tảng mạng xã hội và phải được ghi nhận bằng cách đo lường hành vi” (ARF, 2006; Econsultancy, 2008). Với sự phát triển của các phương tiện truyền thông xã hội (Social Media) giúp cho việc gắn kết với thương hiệu của người tiêu dùng trở nên nhanh chóng, thuận tiện và tức thời. Điều này, một mặt giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tương tác với khách hàng, người tiêu dùng; mặt khác doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong việc thu thập, đo lường và phân tích về những hành vi tương tác này khi mà phương pháp truyền thống vốn dĩ đòi hỏi nhiều nguồn lực, thời gian và chi phí. Trong những năm gần đây, sự ra đời và phát triển .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN