tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Luật Hình sự Việt Nam

Mục đích của luận văn là làm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo Điều 120 BLHS năm 1999, trên cơ sở thực tiễn đấu tranh với tội phạm này đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. | MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi nghiên cứu về xã hội và quy luật phát triển của xã hội, Các Mác đã khẳng định rằng tương lai của cả loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công dân đang lớn lên. Chính vì vậy mà việc chăm lo và bảo vệ trẻ em từ lâu đã là mối quan tâm của cả cộng đồng quốc tế và từng quốc gia trên thế giới. Ngày 20 tháng 11 năm 1959, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua “Tuyên ngôn về quyền trẻ em”. Tinh thần cơ bản của tuyên ngôn là “loài người phải dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất mà mình có” [21]. Ở Việt Nam, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, Nhà nước ta luôn luôn đặt ưu tiên hàng đầu chính sách bảo vệ và chăm sóc trẻ em, là một trong những quốc gia sớm ký kết, tham gia vào các Công ước, Nghị định thư của Liên Hợp quốc về chống buôn bán người. Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 là một trong những công cụ hữu hiệu nhất góp phần đắc lực trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, trong những năm qua và hiện nay, trẻ em đang trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người - một trong những tội phạm nguy hiểm, gây nhức nhối cho toàn xã hội. Trên thế giới, buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ, trẻ em là ngành công nghiệp tội phạm lớn thứ hai, chỉ sau buôn bán ma tuý và ngày càng phát triển nhanh chóng. Nó không chỉ là hiểm họa an ninh xã hội của mỗi quốc gia mà từ lâu đã trở thành mối quan tâm của cả cộng đồng quốc tế. Trong thời gian qua, nạn buôn bán trẻ em đang ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp và mang tính toàn cầu. Những trẻ em vô tội trên khắp hành tinh trong đó có nhiều trẻ em Việt Nam đã và đang trở thành nạn nhân của các tổ chức, đường dây buôn bán người hoạt động xuyên quốc gia, có sự cấu kết giữa các đối tượng trong nước với nước ngoài, giữa châu lục này với châu lục khác. Bên cạnh đó, tình trạng đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em, trẻ sơ sinh ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Ở một số địa phương như Hà Giang,

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN