tailieunhanh - Cộng đồng, xã hội, văn hóa: Ba chìa khóa để hiểu về các bản sắc xung đột hôm nay

Bài viết đề cập đến nội hàm của bốn khái niệm được sử dụng nhiều nhất trong các ngành khoa học xã hội và các ngành khoa học khác: Cộng đồng, xã hội, văn hóa và bản sắc. Các khái niệm này hiện hữu trong diễn ngôn của các nhà chính trị, giới báo chí và những người khác. nội dung chi tiết. | Cộng đồng, xã hội, văn hóa: Ba chìa khóa để hiểu về các bản sắc xung đột hôm nay Nguyên bản: Maurice Goldelier 2010. “Community, society, culture: three keys to understanding today’s conflicted identities”. Journal of Royal Anthropological Institute, 16:1, . Tác giả: MAURICE GODELIER, École des Hautes Études en Sciences Sociales. Liên hệ: EHESS, 54, Bd. Raspail, 75006 Paris, France. godelier@. Huxley Memorial Lecture, London, 7 November 2008. Giáo sư Maurice Godelier là Giám đốc của École des Hautes Études en Sciences Sociales. Ông hiện đang làm việc với một nhóm các nhà nhân học, khảo cổ học và sử học để xây dựng một chương trình nghiên cứu so sánh về các quá trình và bối cảnh tạo nền tảng cho phát triển ở các thời điểm khác nhau của lịch sử và trong các khu vực khác nhau của thế giới, về các hình thức chủ quyền khác nhau mà ngày nay chúng ta biết đến như là các nhà nước hay tiền nhà nước. Người dịch: Nguyễn Văn Sửu, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tóm tắt Tác giả định nghĩa lại ba khái niệm quan trọng được sử dụng trong các ngành khoa học xã hội: bộ lạc, xã hội và cộng đồng. Tác giả bắt đầu bằng các phát hiện của mình cho rằng người Baruya, một bộ tộc ở New Guinea, nơi tác giả đã sống và làm việc, không phải là một xã hội trong vài thế kỷ trước đó. Điều này làm cho tác giả phân vân: Một xã hội mới được tạo nên như thế nào? Tác giả cho thấy rằng chỉ riêng các quan hệ thân tộc hay các quan hệ kinh tế không đủ để tạo nên một xã hội mới. Điều cố kết một số lượng nhất định các nhóm thân tộc của người Baruya thành một xã hội chính là các mối quan hệ chính trị và tôn giáo của họ, các mối quan hệ đã tạo điều kiện cho họ hình thành một hình thái chủ quyền đối với lãnh thổ, với dân cư và với các nguồn lực. Tác giả sau đó so sánh với các ví dụ khác về các xã hội ít nhiều mới được hình thành, trong số đó có Saudi Arabia, một xã hội mới bắt đầu vào cuối thế kỷ 18. Tác giả cũng làm rõ những khác biệt giữa bộ tộc, xã hội, nhóm tộc người và cộng đồng và cho thấy một bộ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN