tailieunhanh - Quan niệm văn chương của Phan Thanh Giản

Bài viết trình bày về Phan Thanh Giản không chỉ là nhà chính trị, nhà sử học, mà còn là một tác giả văn học được đánh giá cao trên văn đàn triều Nguyễn. "Lương Khê thi văn thảo " là tập thi văn ông để lại cho đời, chính ông cùng các con trai sưu tầm và biên tập (1866), Tùng Thi ện Vương viết lời tựa (1867), cho khắc in (1876),. . | Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(29)-2016 QUAN NIỆM VĂN CHƢƠNG CỦA PHAN THANH GIẢN Lê Quang Trƣờng(1), Nguyễn Thị Liên(2) (1) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU-HCM), (2) Trường Đại học Văn Lang TÓM TẮT Phan Thanh Giản không chỉ là nhà chính trị, nhà sử học, mà còn là một tác giả văn học được đánh giá cao trên văn đàn triều Nguyễn. "Lương Khê thi văn thảo" là tập thi văn ông để lại cho đời, chính ông cùng các con trai sưu tầm và biên tập (1866), Tùng Thiện Vương viết lời tựa (1867), cho khắc in (1876). Phan Thanh Giản có những quan niệm văn chương vừa truyền thống vừa hiện đại. Bài viết này bước đầu tìm hiểu một vài quan niệm văn chương của Phan Thanh Giản thông qua thực tế sáng tác của ông. Từ khoá: tiến sĩ khai khoa, quan niệm văn chương, Phan Thanh Giản, Lương Khê 1. Phan Thanh Giản và Lương Khê thi văn thảo Phan Thanh Giản (1796-1867) là tiến sĩ khai khoa của Nam Kỳ. Ông đỗ cử nhân tại trường thi Gia Định năm 1825, xếp thứ hai trong 15 người thi đỗ kỳ thi năm ấy. Năm 1826, ông tiếp tục ra kinh đô dự thi kỳ thi Hội, mùa xuân năm Minh Mạng thứ 7, ông được đỗ vớt nhờ lời nói của vua Minh Mạng nói với các quan Lương Tiến Tường và Hoàng Kim Xán thành ra ông đứng thứ mười trong số 10 vị tiến sĩ khoa đó. (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Bản dịch của Viện sử học Việt Nam, NXB. Giáo dục, tập 2, .) Thế nhưng kỳ thi Điện năm ấy, Phan Thanh Giản đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, chỉ xếp sau đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân Hoàng Tế Mỹ và Nguyễn Huy Hựu (Đại Nam thực lục, tập 2, ). Từ đây Phan Thanh Giản bắt đầu con đường làm quan với triều Nguyễn. Dưới thời vua Minh Mạng, khởi từ chức Hàn lâm viện biên tu, ông được thăng chức Tri phủ Quảng Bình (1826), rồi thăng lên thự Viên ngoại lang, thự Lang trung bộ Hình (1827). Theo Phan Thanh Giản (Thụ Quảng Bình tham hiệp tạ biểu), làm Phủ doãn Thừa Thiên (1829) (Đại Nam thực lục, tập 2, ), giữ chức Tả thị lang Lễ bộ làm việc ở Nội các (1830), đổi làm Hiệp trấn Quảng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.