tailieunhanh - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở Đà Lạt thành tựu và bài học kinh nghiệm

Bài viết Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở Đà Lạt thành tựu và bài học kinh nghiệm trình bày quá trình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp , đánh giá kết quả và đúc kết những bài học kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao từ thực tiễn của thành phố Đà Lạt | Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(29)-2016 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở ĐÀ LẠT THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Ngô Thành Vinh Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt TÓM TẮT Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Đà Lạt đang ngày càng được mở rộng và được người dân quan tâm. Bằng nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ, đào tạo, tập huấn cho người nông dân, doanh nghiệp, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao, góp phần nâng cao đời sống người nông dân và khẳng định việc chuyển đổi này là hướng đi đúng đắn, kịp thời của thành phố Đà Lạt. Bài viết trình bày quá trình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đánh giá kết quả và đúc kết những bài học kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao từ thực tiễn của thành phố Đà Lạt. Từ khóa: cơ cấu kinh tế; nông nghiệp, công nghệ cao; chất lượng, sản phẩm, Đà Lạt 1. Đặt vấn đề Năm 2004, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp bắt đầu được áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Lạt và một số địa phương trong tỉnh Lâm Đồng (tiêu chí áp dụng sản xuất rau công nghệ cao: nằm trong vùng quy hoạch của địa phương, giống có nguồn gốc xuất xứ, được phép sản xuất lưu hành tại Việt Nam ; có quy mô sản xuất tối thiểu 1000m2/hộ và 5000m2/hợp tác xã; năng suất hoặc giá trị sản phẩm cao hơn từ 30% trở lên so với giá trị sản phẩm bình quân chung toàn tỉnh; có biện pháp thu gom, xử lý chất thải phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường). Mới đầu việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đối với người nông dân gặp rất nhiều khó khăn do diện tích canh tác phân tán, trình độ tay nghề, do điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ Tuy nhiên, với sự quyết tâm của thành phố và sự nhiệt tình ủng hộ của người dân; bằng các chủ trương chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp, diện tích canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngày .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN