tailieunhanh - Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 4 SGK GDCD 9
Nội dung chính của tài liệu bao gồm phần tóm tắt lý thuyết và định hướng phương pháp giải bài tập chí công vô tư trong SGK nhằm giúp các em học sinh hiểu thế nào là chí công vô tư; những biểu hện của chí công vô tư; vì sao phải chí công vô tư. Mời các em tham khảo! | Bài 1 trang 4 SGK GDCD 9 Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Mọi người đều chí công vô tư thì đất nước sẽ giàu mạnh, xã hội tốt đẹp. Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư hoặc không chí công vô tư? Vì sao? a) Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân; b) Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình; c) Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo vệ ông trong mọi việc; d) Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn cỏ đủ tiêu chuẩn đã đề ra; đ) Để chấn chỉnh nền nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới; e) Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, nhưng khi Nhà nước có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở đường, bà Nga vui vẻ chấp hành. Hướng dẫn giải bài 1 trang 4 SGK GDCD 9: - Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư: (d), (e) + Việc làm của Lan (d) thể hiện sự công bằng, không thiên vị. + Việc làm của bà Nga (e) là đặt lợi ích của tập thể, của cộng đồng lên trên lợi ích của cá nhân. Những hành vi (d), (e) thể hiện chí công vô tư vì bạn Lan, bà Nga đã giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung. - Những hành vi (a), (b), (c), (đ), thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân hay do tình cảm riêng tư chi phôi mà giải quyết công việc một cách thiên lệch không công bằng. Bài 2 trang 4 SGK GDCD 9 Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Vì sao? a) Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư; b) Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình; c) Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư; d) Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công .
đang nạp các trang xem trước