tailieunhanh - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2018 - THPT Nguyễn Văn Linh - Mã đề 404
Việc ôn tập sẽ trở nên đơn giản hơn khi các em đã có trong tay Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2018 - THPT Nguyễn Văn Linh - Mã đề 404. Tham khảo tài liệu không chỉ giúp các em củng cố kiến thức môn học mà còn giúp các em rèn luyện giải đề, nâng cao tư duy. | SỞ GDĐT NINH THUẬN TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2018 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HÓA HỌC [Mã đề thi: 404] Thời gian làm bài: 50phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh: . Lớp: Số báo danh: . Nội dung đề (Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg= 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108; Cs = 133; Ba = 137) Câu 41: Cấu hình electron của ion Fe 2+ (Z = 26) là A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 . C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s1. Câu 42: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là (cho C = 12, O = 16, Ba = 137) A. 0,06. B. 0,048. C. 0,04. D. 0,032. Câu 43: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3; (2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3; (3) Cho Na vào dung dịch CuSO4; (4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng. Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (4). Câu 44: Đun nóng 8,8 gam este B có CTPT C 4H8O2 với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 12,2 gam chất rắn. Tên gọi của B là: A. metyl axetat B. etyl axetat C. metyl propionat D. propyl fomat Câu 45: Dùng hóa chất nào sau đây để làm mềm nước cứng vĩnh cửu: A. Na3PO4 , Ca(OH) 2. B. Na2CO3 , HCl. C. BaCl2 , AgNO3. D. Na3PO4 , Na2 CO3. Câu 46: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Hợp chất Fe(III) có thể bị khử thành Fe tự do. B. Hợp chất Fe(III) có thể bị oxi hoá. C. Hợp chất Fe(II) vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá. D. Fe có thể bị oxi hoá thành Fe2+ hoặc Fe3+. Câu 47: Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m .
đang nạp các trang xem trước