tailieunhanh - So sánh hiệu quả điều trị khô mắt trong bệnh lý hốc mắt liên quan tuyến giáp của nước mắt nhân tạo và thuốc nhỏ mắt cyclosporin 0,05%

Nội dung nghiên cứu có mục tiêu sau: Xác định hiệu quả điều trị khô mắt của nước mắt nhân tạo ở bệnh nhân bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp trong vòng 4 tháng theo dõi; xác định hiệu quả điều trị khô mắt của cyclosporin 0,05% ở bệnh nhân bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp trong vòng 4 tháng theo dõi, và 3 và so sánh hiệu quả điều trị khô mắt của hai loại thuốc này qua 4 tháng theo dõi điều trị. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÔ MẮT TRONG BỆNH LÝ HỐC MẮT LIÊN QUAN TUYẾN GIÁP CỦA NƯỚC MẮT NHÂN TẠO VÀ THUỐC NHỎ MẮT CYCLOSPORIN 0,05% Lê Ngọc Hùng* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp (BHMLQTG) là một bệnh rối loạn tự miễn tại hốc mắt bệnh nhân. Triệu chứng khô mắt là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh này. Trên thế giới nước mắt nhân tạo và thuốc nhỏ mắt cyclosporin 0,05% đã được sử dụng phổ biến vì tính an toàn và hiệu quả của hai loại thuốc này trong điều trị khô mắt. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của hai loại thuốc này cũng như so sánh hiệu quả của chúng trong điều trị khô mắt, đặc biệt là khô mắt trong BHMLQTG. Mục tiêu: 1. Xác định hiệu quả điều trị khô mắt của nước mắt nhân tạo ở bệnh nhân BHMLQTG trong vòng 4 tháng theo dõi, 2. Xác định hiệu quả điều trị khô mắt của cyclosporin 0,05% ở bệnh nhân BHMLQTG trong vòng 4 tháng theo dõi, và 3. So sánh hiệu quả điều trị khô mắt của hai loại thuốc này qua 4 tháng theo dõi điều trị. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng được tiến hành tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh từ 1/8/2011 đến ngày 1/8/2012. Tổng cộng 36 bệnh nhân được phân bố ngẫu nhiên vào 2 nhóm điều trị trong đó nhóm 1 gồm 16 bệnh nhân sử dụng nước mắt nhân tạo và nhóm 2 gồm 20 bệnh nhân sử dụng cyclosporin 0,05%. Cả hai nhóm được đo lường ba chỉ số chính đánh giá khô mắt là Schirmer test, TBUT và OSDI theo ba mốc thời gian: chưa điều trị, điều trị 2 tháng, điều trị 4 tháng. Kết quả: Có sự cải thiện đáng kể cả ba chỉ số Schirmer test, TBUT và OSDI ở nhóm bệnh nhân sử dụng nước mắt nhân tạo. Cụ thể chỉ số OSDI giảm rõ rệt từ 54,4 ± 5,4 lúc chưa điều trị xuống còn 33 ± 3,5 sau 2 tháng điều trị (p 0,05). Điều này cho thấy có sự phân bố ngẫu nhiên các đối tượng vào hai nhóm. Tỷ lệ nữ/nam của toàn bộ mẫu nghiên cứu là 26/10 = 2,6 thấp hơn một số nghiên cứu trên thế giới trong đó

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.