tailieunhanh - Ngôn ngữ học Tri nhận: Từ lập trường chung đến một số luận thuyết cơ bản

Bài báo này giới thiệu Ngôn ngữ học Tri nhận từ hai phối cảnh khác nhau. Trước tiên, bài báo xem xét lập trường chung và thảo luận những liên đới của nó đối với các chủ đề nghiên cứu của Ngôn ngữ học Tri nhận. Sau đó, bài báo trình bày một số luận thuyết cơ bản được các nhà Ngôn ngữ học Tri nhận chấp nhận như những giáo lý hoặc nguyên lý chỉ đường. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 7, Số 4, 2017 419–437 419 NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN: TỪ LẬP TRƯỜNG CHUNG ĐẾN MỘT SỐ LUẬN THUYẾT CƠ BẢN Dương Hữu Biêna* Khoa Ngữ văn và Văn hóa học, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam a Lịch sử bài báo Nhận ngày 09 tháng 05 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 29 tháng 09 năm 2017 | Chấp nhận đăng ngày 02 tháng 10 năm 2017 Tóm tắt Bài báo này giới thiệu Ngôn ngữ học Tri nhận từ hai phối cảnh khác nhau. Trước tiên, bài báo xem xét lập trường chung và thảo luận những liên đới của nó đối với các chủ đề nghiên cứu của Ngôn ngữ học Tri nhận. Sau đó, bài báo trình bày một số luận thuyết cơ bản được các nhà Ngôn ngữ học Tri nhận chấp nhận như những giáo lý hoặc nguyên lý chỉ đường. Từ khóa: Ẩn dụ; Duy lý luận; Dựa trên sử dụng; Kết cấu; Kinh nghiệm luận; Ngôn ngữ học Tri nhận. 1. DẪN NHẬP Trong văn liệu ngôn ngữ học hiện thời, thuật ngữ Ngôn ngữ học Tri nhận thường có hai cách hiểu: Cách hiểu rộng và cách hiểu hẹp. Theo cách hiểu rộng, bất cứ cách tiếp cận nào coi ngôn ngữ chủ yếu như một hiện tượng tinh thần, được định vị trong óc của những người nói nó, đều có thể được coi là Ngôn ngữ học Tri nhận. Với cách hiểu này, bất cứ nhà ngôn ngữ học nào nhấn mạnh các thuộc tính hình thức của ngôn ngữ, hoặc cách dùng của chúng trong các ngôn cảnh tương tác, và thừa nhận những thuộc tính này bắt nguồn một cách sau cùng từ cách hành xử của những người nói cá nhân. Cách hành xử này, đến lượt mình, là một chức năng của các quá trình tri nhận và những biểu hiện tinh thần của họ, đều được coi là những nhà ngôn ngữ học tri nhận. Theo cách hiểu hẹp, và cũng là cách hiểu của bài viết, thuật ngữ này tham chiếu đến một phong trào vốn có gốc gác ở bờ Tây nước Mỹ vào những thập niên cuối của thế * Tác giả liên hệ: Email: biendh@ 420 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] kỷ XX như là sự phản ứng lại một số xu hướng về lý thuyết đang thịnh hành vào thời đó, ấy là Ngữ pháp Sản sinh – Cải biến của Chomsky (2006)1

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.