tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm chứng minh trong vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam
Mục đích cơ bản của đề tài góp phần về làm rõ mặt lý luận trách nhiệm của CQTHTT, thực tiễn áp dụng trong từng giai đoạn tố tụng chứng minh tội phạm tìm ra sự thật khách quan của VAHS, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của CQTHTT trong quá trình chứng minh tội phạm. | Khuynh hướng buộc tội một chiều còn liên quan chặt chẽ đến tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của CQTHTT, người tiến hành tố tụng. Nếu CQTHTT đã khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam, mà sau này phái đình điều tra, đình chỉ vụ án hoặc TA tuyên bị cáo không phạm tội, thường bị đánh giá rằng, CQTHTT, người tiến hành tố tụng có liên quan hoạt động kém hiệu quả. Cách nhìn nhận vấn đề như vậy dẫn đến việc người tiến hành tố tụng không có động lực để ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do không có sự kiện phạm tội, do hành vi không cấu thành tội phạm, do hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can thực hiện hành vi phạm tội. Cần phải có cách nhìn ngược lại, nếu đã khởi tố, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị can, mà sau đó CQTHTT xác định được bị can không phạm tội và ra quyết định đình chỉ điều tra, VKS ra quyết định đình chỉ vụ án hoặc TA tuyên bị cáo không phạm tội, thì đây phài được coi là sự chiến thắng của công lý, coi đó là sức mạnh, hiệu quả hoạt động của cơ quan tiến hành tố lụng và phải dược dư luận xã hội hoan nghênh. Những cán bộ có trách nhiệm của CQTHTT đã phát hiện ra những trường hợp oan, sai trong TTHS phải được khen thưởng xứng đáng, vì chính họ đã lấy lại niềm tin của những người bị oan, sai vào sự công minh của pháp luật.
đang nạp các trang xem trước