tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO - Pháp luật của một số nước và thực tiễn ở Việt Nam

Đề tài nghiên cứu và làm rõ các quy định của WTO về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, tìm hiểu pháp luật của một số nước về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, liên hệ với pháp luật Việt Nam, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đưa ra một số kiến nghị nhằm áp dụng hiệu quả biện pháp trợ cấp, chống trợ cấp ở Việt Nam. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ HÀ MY Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO - Pháp luật của một số nước và thực tiễn ở Việt Nam Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 60 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2012 MỞ ĐẦU Công trình được hoàn thành tại: KHOA LUẬT - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đã tạo ra các thách thức to lớn cho các quốc gia. Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới và ngay chính trên thị trường nội địa, các quốc gia đã tăng cường sử dụng các công cụ bảo hộ ngày càng tinh Người hướng dẫn khoa học: TS. Nông Quốc Bình vi thông qua các biện pháp bảo đảm công bằng thương mại của WTO, trong đó có trợ cấp và các biện pháp đối kháng. Vì vậy, xu hướng quốc tế cho thấy các vụ kiện chống trợ cấp ngày càng gia tăng. Từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tận dụng được nhiều cơ hội Phản biện 1: để phát triển, tuy nhiên cũng đang gặp phải rất nhiều thách thức của nền kinh tế thị trường. Từ năm 2009, Việt Nam phải đối phó với 4 vụ kiện trợ cấp liên tiếp của Hoa Kỳ đối với mặt hàng túi nhựa PE, ống thép, Phản biện 2: mắc áo thép và tuabin điện gió. Kết quả bước đầu của các vụ kiện này đều gây bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam đã có Pháp lệnh về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên cho đến nay, mặc Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi . giờ ., ngày . tháng . năm 20 . dù thực tế có một số mặt hàng nước ngoài có khả năng được trợ cấp, gây bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước, nhưng Việt Nam chưa khởi xướng một vụ đối kháng nào. Như vậy, hiểu như thế nào cho đúng về trợ cấp và biện pháp đối kháng? Cơ chế điều chỉnh của WTO như thế nào? Pháp luật của các nước và của Việt Nam quy định ra sao? Thực tiễn trợ cấp và chống trợ cấp trên thế giới và ở Việt .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN