tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu chuyển hóa sinh khối của Việt Nam thành dầu sinh học bằng quá trình nhiệt phân nhanh và Hydrodeoxy hóa (HDO) trên cơ sở xúc tác Molybden

Tóm tắt luận án: Nghiên cứu chuyển hóa sinh khối của Việt Nam thành dầu sinh học bằng quá trình nhiệt phân nhanh và Hydrodeoxy hóa (HDO) trên cơ sở xúc tác Molybden có nội dung nghiên cứu thành phần, tính chất của các sinh khối tiêu biểu của Việt Nam; nghiên cứu áp dụng công nghệ nhiệt phân nhanh để sản xuất dầu sinh học từ nguồn nguyên liệu sinh khối Việt Nam (rơm, trấu, bã mía, lõi ngô), từ đó đánh giá hiệu suất, thành phần và tính chất dầu sinh học thu được cũng như ảnh hưởng của thành phần nguyên liệu đến hiệu suất, tính chất dầu sinh học; nghiên cứu điều chế xúc tác và thử nghiệm cho quá trình HDO các chất mô hình và dầu sinh học từ quá trình nhiệt phân sinh khối để nâng cấp sản phẩm; nghiên cứu tính chất của dầu sinh học sau quá trình xử lý HDO, trên cơ sở đó định hướng chế biến, ứng dụng chúng. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA PHAN MINH QUỐC BÌNH NGHIÊN CỨU CHUYỂN HÓA SINH KHỐI CỦA VIỆT NAM THÀNH DẦU SINH HỌC BẰNG QUÁ TRÌNH NHIỆT PHÂN NHANH VÀ HYDRODEOXY HÓA (HDO) TRÊN CƠ SỞ XÚC TÁC MOLYBDEN Chuyên ngành: Công nghệ Hóa dầu và Lọc dầu Mã số chuyên ngành: 62527510 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2015 Công trình được hoàn thành tại Trƣờng Đại học Bách Khoa-ĐHQG-HCM Người hướng dẫn khoa học 1: GS. TSKH. Lưu Cẩm Lộc Người hướng dẫn khoa học 2: Phản biện độc lập 1: GS. TS. Đinh Thi ̣Ngo ̣ Phản biện độc lập 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Dung Phản biện 1: GS. TSKH. Phạm Quang Dự Phản biện 2: PGS. TS. Trần Thị Như Mai Phản biện 3: PGS. TS. Mai Thanh Phong Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Vào lúc giờ ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. HCM - Thư viện Trường Đại học Bách Khoa-ĐHQG-HCM MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Rơm, trấu, bã mía và lõi ngô là 4 loại phụ/phế phẩm nông nghiệp có sản lượng lớn của Việt Nam với tổng lượng trên 60 triệu tấn/năm, được đánh giá như nguồn nguyên liệu tiềm năng để sản xuất nhiên liệu sinh học. Trong các phương pháp chính để chuyển hóa sinh khối thành dầu sinh học (biooil), nhiệt phân nhanh có nhiều ưu điểm như hiệu suất thu hồi sản phẩm lỏng cao, phản ứng ở điều kiện nhiệt độ trung bình (<550 oC) và tính đa dạng của nguyên liệu cao. Tuy nhiên, dầu sinh học thu được có thành phần và chất lượng chưa đáp ứng tiêu chuẩn làm nhiên liệu lỏng và nguyên liệu thay thế dầu mỏ, do đó cần được nâng cấp. Hydrodeoxy hóa (HDO) được xem là phương pháp nâng cấp dầu sinh học triệt để nhất. Tùy vào tính chất của dầu sinh học và mức độ nâng cấp, dầu sinh học có thể được ứng dụng làm nhiên liệu lò đốt công nghiệp, sản xuất điện, nhiên liệu động cơ hoặc phối trộn làm nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu, Trong bối cảnh đó, luận án “Nghiên cứu chuyển hóa sinh khối của Việt Nam thành

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.