tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013
Luận án nghiên cứu nhằm đóng góp các luận cứ khoa học vào hệ thống lý luận hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động ở Việt Nam; trên cơ sở nghiên cứu lý luận từ Hiến pháp năm 2013 và thực tiễn thực hiện pháp luật bảo đảm quyền của người lao động, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật đảm bảo những quyền đó. | 5. Khi sửa đổi nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền của người lao động, các cơ chế bảo đảm quyền của người lao động cần được hoàn thiện. Mục đích vừa nhằm đảm bảo quyền của người lao động, đồng thời hướng tới sự thượng tôn pháp luật thông qua việc giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả và trực tiếp bằng con đường tự thỏa thuận giữa các bên tranh chấp hoặc bằng con đường tư pháp và hạn chế sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào quan hệ lao động, bảo đảm thực thi quyền của người lao động trong thực tế. Ngoài ra, xây dựng thiết chế trọng tài lao động độc lập và chuyển đổi Hội đồng trọng tài lao động trở thành một cơ quan tư pháp, ban hành Luật Trọng tài lao động nhằm điều chỉnh các hoạt động trọng tài lao động, và cùng với tòa án giải quyết những tranh chấp lao động. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quan hệ lao động hài hòa và sự linh hoạt của thị trường lao động, cần tôn trọng những thỏa thuận của các bên về thủ tục giải quyết tranh chấp, sự lựa chọn người hòa giải, cùng với yêu cầu hai bên tranh chấp phải nỗ lực thương lượng. Đồng thời, những nội dung thương lượng, thỏa thuận mà các bên đạt được trong quá trình tiến hành các cơ chế bảo đảm quyền của người lao động đều phải được ghi vào bản thỏa ước lao động tập thể và được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
đang nạp các trang xem trước