tailieunhanh - Tính toán độ bền đài cọc bê tông cốt thép toàn khối
Việc tính toán đài cọc bê tông cốt thép toàn khối đã được đề cập trong TCVN 5574:2012 và tưởng như là đơn giản, nhưng trong thực tế thiết kế, do TCVN 5574:2012 không hướng dẫn chi tiết cho các trường hợp tính toán dẫn đến việc xác định tháp chọc thủng, nhất là do các cọc biên thường được thực hiện không chính xác. Bài báo này trình bày phương pháp tính toán chi tiết chọc thủng đài cọc theo quan điểm của tài liệu cơ sở biên soạn ra TCVN 5574:2012. | KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG TÍNH TOÁN ĐỘ BỀN ĐÀI CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP TOÀN KHỐI TS. LÊ MINH LONG, KS. NGUYỄN TRUNG KIÊN, KS. NGUYỄN HẢI DIỆN Viện KHCN Xây dựng Tóm tắt: Việc tính toán đài cọc bê tông cốt thép toàn khối đã được đề cập trong TCVN 5574:2012 và tưởng như là đơn giản, nhưng trong thực tế thiết kế, do TCVN 5574:2012 không hướng dẫn chi tiết cho các trường hợp tính toán dẫn đến việc xác định tháp chọc thủng, nhất là do các cọc biên thường được thực hiện không chính xác. Ngoài ra, các bài toán tính toán đài cọc cũng thường chưa được thực hiện đầy đủ và chính xác theo quan điểm của TCVN 5574:2012 nên tiện cho việc áp dụng và tránh được các tranh luận không cần thiết. Các bài toán (4) và (5) đã được hướng dẫn cụ thể trong [1] và [3]. Bài báo này chỉ đề cập đến việc tính toán chọc thủng đài cọc bê tông cốt thép toàn khối (có mặt bằng hình vuông (hoặc hình chữ nhật) dưới cột với số lượng cọc trong đài từ 2 trở lên theo các bài toán (1), (2) và (3). dẫn đến tranh luận không cần thiết. Bài báo này trình bày phương pháp tính toán chi tiết chọc thủng đài cọc 2. Tính toán độ bền đài cọc dưới cột bê tông cốt theo quan điểm của tài liệu cơ sở biên soạn ra TCVN 5574:2012. Tính toán chọc thủng đài cọc do cột gây ra 1. Đặt vấn đề Hiện nay trong thực tế thiết kế thường bỏ qua tính toán chọc thủng của đài cọc với lý do chiều cao đài thường được chọn sao cho tháp chọc thủng nằm phía trong cọc biên. Tuy nhiên, với các đài có số lượng cọc lớn, phản lực đầu cọc cũng lớn, nên việc lựa chọn theo hướng này thường làm cho chiều cao đài cọc lớn, không đảm bảo tính kinh tế. Trong TCVN 5574:2012 [1], việc tính toán chọc thủng (nén thủng) được giới thiệu rất tổng quát trong mục . Trong khi đó, khi áp dụng các công thức tính toán theo mục này gây rất nhiều khó khăn cho kỹ sư thiết kế, dẫn đến có sự sai lệch trong quá trình thẩm tra hồ sơ thiết kế các công trình cao tầng hiện nay. Khi tính toán độ bền của đài cọc bê tông cốt thép cần phải thực hiện 05 bài toán: (1) .
đang nạp các trang xem trước