tailieunhanh - Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 12: Số đo hậu quả và số đo tác động

Bài giảng "Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 12: Số đo hậu quả và số đo tác động" cung cấp cho người học các kiến thức: Số đo sự kết hợp - số đo hậu quả, số đo tỉ số, số đo hiệu số, biện luận thêm về tỉ số nguy cơ và hiệu số nguy cơ, số đo tác động,. . | Giả sử có một yếu tố nguy cơ là nguyên nhân của một bệnh tật nào đó (hay bệnh tật là hậu quả của yếu tố nguy cơ). Khi đó, nếu có một quần thể bị phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ và một quần thể không bị phơi nhiễm thì nguy cơ (hoặc tỉ suất mới mắc) ở hai quần thể sẽ khác nhau. Hậu quả của việc phơi nhiễm có thể được thấy bằng sự gia tăng nguy cơ (hoặc tỉ suất mới mắc) ở một quần thể khi so sánh với quần thể khác. Hai nguy cơ (hoặc tỉ suất mới mắc) có thể được so sánh bằng cách tính tỉ số hay hiệu số của chúng. Tóm lại, tỉ số nguy cơ hay hiệu số nguy cơ có thể dùng để đánh giá độ mạnh của sự kết hợp giữa yếu tố nguy cơ và sự xuất hiện bệnh, và đánh giá hậu quả của việc tiếp xúc với yếu tố nguy cơ. Tỉ số nguy cơ và hiệu số nguy cơ là số đo sự kết hợp hay số đo hậu quả. Nhưng nó không thể dùng để đánh giá sự tác động của yếu tố nguy cơ lên dân số. Sự tác động lên dân số không những phụ thuộc vào tỉ số nguy cơ mà còn phụ thuộc vào mức độ phổ biến của bệnh và mức độ phổ biến của yếu tố nguy cơ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN