tailieunhanh - Dạy học ca dao trong mối quan hệ với văn hóa dân gian

Bài viết đề cập đến nội dung chương trình, cách thức tổ chức dạy học ca dao ở nhà trường trong mối quan hệ với văn hóa dân gian. Tích hợp văn hóa dân gian trong dạy học ca dao là dùng những tri thức văn hóa đã được “mã hóa” trong từng tác phẩm để lí giải, cắt nghĩa các tác phẩm. Từ đó tìm ra và khẳng định những nét đẹp văn hóa của dân tộc qua từng tác phẩm ca dao. | 70 Diễn đàn trao đổi DẠY HỌC CA DAO TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA DÂN GIAN FOLK VERSES TEACHING IN RELATION TO FOLKLORE Võ Thị Ngọc Kiều1 Tóm tắt Abstract Bài viết đề cập đến nội dung chương trình, cách thức tổ chức dạy học ca dao ở nhà trường trong mối quan hệ với văn hóa dân gian. Tích hợp văn hóa dân gian trong dạy học ca dao là dùng những tri thức văn hóa đã được “mã hóa” trong từng tác phẩm để lí giải, cắt nghĩa các tác phẩm. Từ đó tìm ra và khẳng định những nét đẹp văn hóa của dân tộc qua từng tác phẩm ca dao. The paper refers to the cirriculum’s content, how to teach folk verses at school in relation to folklore. Integrated folklore in teaching folk verses are used the cultural knowledge has been “encoded” in each verse to explain and define the work itself. From there, find and affirm the cultural beauty of the ethnic through each the folk verse. Từ khóa: Dạy học văn học dân gian, văn hóa dân gian, ca dao, học sinh, giáo viên. 1. Đặt vấn đề1 Với tư cách là một loại hình nghệ thuật nguyên hợp, văn học dân gian là một bộ phận của văn hóa dân gian và là một ngữ liệu quan trọng để nghiên cứu văn hóa dân gian. Sinh ra trên cơ sở của một nền văn hóa nhất định, văn học dân gian không chỉ là một loại nghệ thuật ngôn từ (ngôn ngữ nói), mà còn chứa đựng trong đó những dấu ấn văn hóa, những quan niệm văn hóa – nghệ thuật, những tín ngưỡng, tôn giáo, những phong tục, tập quán của cộng đồng. Những giá trị văn hóa đó làm nên chiều sâu, giá trị của văn học dân gian. Tuy nhiên, chúng ta cần xác định, văn học dân gian dù có quan hệ hữu cơ với văn hóa dân gian thì vẫn không hòa tan hoàn toàn bản chất nghệ thuật của nó vào các yếu tố văn hóa dân gian. Nên khi tìm hiểu văn học dân gian, chúng ta cũng cần chú ý đến quy trình ngược lại. Đó là quá trình các yếu tố văn hóa dân gian khác đã “khúc xạ”, “biến dạng” thành các yếu tố nghệ thuật trong các tác phẩm văn học dân gian. Các yếu tố đó tạo thành những “mã văn hóa” mà mỗi khi tìm hiểu, khám phá một tác phẩm văn học dân .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN