tailieunhanh - Đoạn trường tân thanh – Sự sáng tạo về mặt thể loại

Trong báo cáo này, chúng tôi tìm hiểu sự sáng tạo về mặt thể loại của Nguyễn Du thông qua tác phẩm Đoạn trường tân thanh. Tác giả dựa vào lí thuyết thể loại và lịch sử văn bản để làm rõ ba vấn đề: Thứ nhất là nêu lại tên đầu tiên của Truyện Kiều; thứ hai là đặt vấn đề xem “tân thanh” như một thể loại; thứ ba là xác định dấu ấn thể loại trong Đoạn trường tân thanh. | 62 Diễn đàn trao đổi ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH – SỰ SÁNG TẠO VỀ MẶT THỂ LOẠI DOAN TRUONG TAN THANH - CREATIVITY IN GENRE Lê Sỹ Đồng1 Tóm tắt Abstract Trong báo cáo này, chúng tôi tìm hiểu sự sáng tạo về mặt thể loại của Nguyễn Du thông qua tác phẩm Đoạn trường tân thanh. Chúng tôi dựa vào lí thuyết thể loại và lịch sử văn bản để làm rõ ba vấn đề: thứ nhất là nêu lại tên đầu tiên của Truyện Kiều; thứ hai là đặt vấn đề xem “tân thanh” như một thể loại; thứ ba là xác định dấu ấn thể loại trong Đoạn trường tân thanh. Từ đó, chúng tôi đưa ra đề xuất về việc nên xem xét lại tên gọi cho các truyện thơ Nôm. This paper is to study the creativity of Nguyen Du in genre through Doan Truong Tan Thanh Masterpiece. We base on the theory of genre and the history of text in order to highlight three issues: the first is to retell the initial name of Truyen Kieu; the second is to consider ‘Tan Thanh’ as a new genre; the third is to identify the sign of genre in Doan Truong Tan Thanh. Based on those, this paper proposes whether to reconsider the name of story-poem of Nom. Keywords: Truyen Kieu, Đoan Truong Tan Thanh, genre, Nguyen Du, story – poem of Nom. Từ khóa: Truyện Kiều, Đoạn trường tân thanh, thể loại, Nguyễn Du, Truyện Nôm. 1. Đặt vấn đề1 Trong một lần tham gia bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phổ thông với nội dung: “Dạy học văn từ đặc trưng thể loại”, có giáo viên hỏi: các đoạn trích Trao duyên, Kiều ở Lâu Ngưng Bích, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng thì nên dạy theo đặc trưng phương thức tự sự hay trữ tình. Từ câu hỏi này, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải xác định lại thể loại của “Đoạn trường tân thanh” và cách tiếp cận tác phẩm này. Sau quá trình khảo sát, chúng tôi đã tiếp cận được hai bài viết: Một là “Đoạn trường tân thanh – một mã khóa vào thế giới nghệ thuật Nguyễn Du” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na in trên Tạp chí Giáo viên và nhà trường, năm 2000; Hai là “Về hai chữ Tân thanh trong nhan đề truyện Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du” của nhà nghiên cứu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN