tailieunhanh - Phân tích biến dạng và đánh giá độ cứng thực tế của dầm giản đơn có độ cứng chống uốn thay đổi

Thông qua ví dụ tính toán một trường hợp cụ thể, phương trình thiết lập đã được kiểm tra so sánh với kết quả tính toán bằng phương pháp phần tử hữu hạn, cho sai số lớn nhất là . Trên cơ sở đó và từ kết quả độ võng thực tế của dầm cho trước, bài báo đưa ra phương pháp đánh giá độ cứng thực tế của dầm này. | KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG PHÂN TÍCH BIẾN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CỨNG THỰC TẾ CỦA DẦM GIẢN ĐƠN CÓ ĐỘ CỨNG CHỐNG UỐN THAY ĐỔI TS. NGUYỄN HỮU HƯNG, KS. NGUYỄN VĂN DƯƠNG Trường Đại học Giao thông vận tải Tóm tắt: Khi tiến hành kiểm định và thử tải cầu thường dẫn đến việc phân tích biến dạng uốn (độ võng, góc xoay) của dầm dưới tác dụng của tải trọng tập trung. Trong tính toán, chúng ta thường hoặc sử dụng độ cứng (EI) là hằng số hoặc sử dụng độ cứng (EI) thay đổi theo quy luật cho trước. Tuy nhiên, trong thực tế độ cứng của kết cấu nhịp trên từng đoạn thường không giống nhau theo như giả thiết tính toán (với cầu dầm giản đơn đó là ảnh hưởng của dầm ngang, với các cầu dầm liên tục đó là ảnh hưởng của các vị trí tăng cường và các hư hỏng tiềm ẩn trong kết cấu nhịp, ). Để làm rõ vấn đề này, bài báo tiến hành xây dựng phương trình độ võng và góc xoay của dầm giản đơn bằng phương pháp giải tích, với trường hợp dầm có nhiều đoạn với độ cứng chống uốn khác nhau. Thông qua ví dụ tính toán một trường hợp cụ thể, phương trình thiết lập đã được kiểm tra so sánh với kết quả tính toán bằng phương pháp phần tử hữu hạn, cho sai số lớn nhất là . Trên cơ sở đó và từ kết quả độ võng thực tế của dầm cho trước, bài báo đưa ra phương pháp đánh giá độ cứng thực tế của dầm này. Từ khóa: biến dạng uốn, độ cứng chịu uốn, tải trọng tập trung, phương pháp phần tử hữu hạn. 1. Giới thiệu chung Bài toán tính độ võng, góc xoay của dầm rất gần gũi với bài toán xếp tải tĩnh trong kiểm định và thử tải cầu đã và đang được áp dụng cho các công trình cầu mới đưa vào sử dụng hay đã qua thời gian dài khai thác cần kiểm định lại. Nhưng 26 phần lớn các báo cáo kiểm định và thử tải [1-3], thường dừng ở so sánh kết quả đo ngoài thực tế với kết quả tính toán lý thuyết. Trong đó các số liệu như mô đuyn đàn hồi (E), mô men quán tính (I) lấy từ tài liệu thiết kế chứ không phải E, I thực tế của kết cấu. Hạn chế này một phần cũng là do thiếu những ngân hàng dữ liệu và thiếu những phương pháp hiện đại để đánh .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN