tailieunhanh - Các phương pháp phân tích động phi tuyến kết cấu theo lịch sử thời gian trong SAP 2000 (Phần 2)

Trong phần 1, bài báo đã trình bày những đặc điểm cơ bản của năm phương pháp phân tích phi tuyến động được tích hợp sẵn trong phần mềm SAP 2000. Trong phần 2 này, bài báo sẽ giải thích các thông số khi áp dụng phân tích động phi tuyến, đồng thời đưa ra một số ví dụ minh họa nhằm làm rõ đặc điểm của các phương pháp đã trình bày ở phần 1. | KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỘNG PHI TUYẾN KẾT CẤU THEO LỊCH SỬ THỜI GIAN TRONG SAP 2000 (PHẦN 2) ThS. TRẦN NGỌC CƯỜNG Viện KHCN Xây dựng Tóm tắt: Trong phần 1, bài báo đã trình bày những đặc điểm cơ bản của năm phương pháp phân tích phi tuyến động được tích hợp sẵn trong phần mềm SAP 2000. Trong phần 2 này, bài báo sẽ giải thích các thông số khi áp dụng phân tích động phi tuyến, đồng thời đưa ra một số ví dụ minh họa nhằm làm rõ đặc điểm của các phương pháp đã trình bày ở phần 1. 1. Các thông số cơ bản a. Cửa sổ Load Case Data Cửa sổ Load Case Data – Nonlinear Direct Integration History trong SAP2000 được dùng để định nghĩa các phương pháp phân tích và kiểu phân tích. Các thuật ngữ trong cửa sổ này đều đơn giản và dễ hiểu nên có thể không cần giải thích thêm. Góc bên dưới trong phần Other Parameters có hai ô, ô Time Integration để chọn phương pháp phân tích và điều chỉnh các thông số đầu vào, ô Nolinear Parameters dùng để chỉnh các thông số phụ (hình 1). Nhập số bước thời gian xuất ra (Number of Output Time Steps) và giá trị bước thời gian xuất ra (Output Time Step Size) vào hai ô tương ứng như trongHình 1hình 1. Lưu ý đây là số bước thời gian và giá trị bước thời gian xuất ra chứ không phải là bước thời gian tính toán (∆t) như trong các công thức trình bày ở phần 1 của bài báo [1], bước thời gian tính toán được chương trình tính tự động, căn cứ vào điều kiện hội tụ của kết quả. Tuy nhiên, do giá trị bước thời gian tính toán của chương trình luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bước thời gian xuất ra, do đó giá trị bước thời gian xuất ra này có thể được dùng để khống chế giá trị lớn nhất của bước thời gian tính toán ∆t. Hình 1. Cửa sổ Load Case Data Tạp chí KHCN Xây dựng – số 2/2016 3 KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG b. Cửa sổ Time Integration Parameters Cửa sổ Time Integration Parameters (hình 2) cho phép chọn phương pháp phân tích và các hệ số đầu vào (như α, β, γ, θ, ). Việc chọn phương pháp và các thông số đầu vào này căn cứ vào yêu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN