tailieunhanh - Thí nghiệm bàn rung nghiên cứu ứng xử của công trình ngầm dưới tác dụng của động đất
Bài báo trình bày thí nghiệm bàn rung nghiên cứu ảnh hưởng của động đất tới kết cấu công trình ngầm. Thí nghiệm thực hiện trên mô hình kết cấu có tỷ lệ thu nhỏ hình học 1/30, gồm 2 tầng 3 nhịp. Vật liệu làm mô hình là bê tông cường độ thấp (micro-concrete) và sợi kẽm. | KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG THÍ NGHIỆM BÀN RUNG NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ CỦA CÔNG TRÌNH NGẦM DƯỚI TÁC DỤNG CỦA ĐỘNG ĐẤT ThS. LÊ VĂN TUÂN Viện Thủy công – Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam GS. ZHENG YONG-LAI Trường Đại học Đồng Tế, Trung Quốc Tóm tắt: Bài báo trình bày thí nghiệm bàn rung nghiên cứu ảnh hưởng của động đất tới kết cấu công trình ngầm. Thí nghiệm thực hiện trên mô hình kết cấu có tỷ lệ thu nhỏ hình học 1/30, gồm 2 tầng 3 nhịp. Vật liệu làm mô hình là bê tông cường độ thấp (micro-concrete) và sợi kẽm. Gia tốc kích thích gồm 2 loại: Sóng El Centro và sóng Shanghai. Các cảm biến được bố trí trong đất và trên bề mặt kết cấu để ghi lại các phản ứng gia tốc trong đất, gia tốc trên kết cấu và biến dạng tại bề mặt kết cấu. Dựa trên số liệu thu được, tiến hành đánh giá ứng xử của kết cấu công trình ngầm dưới tác dụng của động đất. Kết quả phân tích cho thấy, khi chịu kích thích động đất, vị trí yếu và dễ bị phá hoại nhất trên kết cấu là tại đỉnh và chân cột. Ngoài ra, ứng xử của kết cấu ngầm phụ thuộc vào gia tốc đỉnh và tần số của sóng kích thích. Từ khoá: Thí nghiệm bàn rung, công trình ngầm, động đất, El centro, Shanghai wave. 1. Mở đầu Công trình ngầm ngày càng được xây dựng rộng rãi, đặc biệt là hệ thống giao thông ngầm tại các đô thị lớn nhằm giải quyết bài toán giao thông khi dân số đô thị ngày một tăng. Vấn đề an toàn của công trình ngầm dưới tác dụng của các loại sóng kích thích từ các vụ nổ, từ xe cơ giới, đặc biệt là ảnh hưởng của sóng động đất, từ trước 1995 chưa được quan tâm thoả đáng do quan niệm cho rằng, khi có động đất, công trình ngầm chuyển động cùng với đất nền xung quanh và như vậy, động đất xảy ra thì công trình ngầm an toàn hơn so với công trình trên mặt đất. Cho đến khi trận động đất Hyogoken - Nanbu diễn ra ở Nhật vào ngày 17 tháng 01 năm 1995 tàn phá mạnh mẽ hệ thống tàu điện ngầm, các kết cấu công trình ngầm, các loại đường ống đã làm thay đổi quan niệm cho rằng công trình ngầm an toàn trước động đất [1, 2]. Các điều tra và nghiên Tạp .
đang nạp các trang xem trước