tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Thẩm quyền của tòa án Hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của Việt Nam
Đề tài làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của thẩm quyền của các thiết chế tài phán hình sự quốc tế nói chung và thẩm quyền của TAHSQT nói riêng. Qua đó, nêu bật các đặc trưng về thẩm quyền của TAHSQT và những ràng buộc có thể của việc thực hiện thẩm quyền của Tòa án đối với các quốc gia không thành viên. Đồng thời, Luận án cũng phân tích bối cảnh của Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia để đánh giá những lợi ích, thách thức đối với Việt Nam trong việc xem xét gia nhập Quy chế Rôm về TAHSQT. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI THẨM QUYỀN CỦA TÕA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ GIA NHẬP CỦA VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Hà nội, 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Nguyễn Thị Xuân Sơn THẨM QUYỀN CỦA TÕA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ GIA NHẬP CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 01 08 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Hà nội, 2013 2 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Luật – ĐHQGHN Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Hoàng Ngọc Giao 2. . Nguyễn Bá Diến Phản biện 1:. Phản biện 2: Phản biện 3:. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Nhà nước chấm luận án tiến sỹ họp tại vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: -Thư viện Quốc gia Việt Nam -Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1. Hòa bình và công lý luôn được nhìn nhận như là hai mặt của một vấn đề, hòa bình chính là điều kiện cho công lý được thực thi và công lý sẽ góp phần đảm bảo một nền hòa bình bền vững. Từ bao đời nay, cộng đồng quốc tế luôn khao khát một nền hòa bình, tránh cho nhân loại phải đối mặt với các cuộc chiến tranh tàn khốc. Tuy nhiên, những vụ thảm sát, những xung đột vũ trang vẫn diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau, với quy mô ngày càng gia tăng, đe dọa đến hòa bình và ổn định trên toàn thế giới. Do vậy, công lý cần phải được đẩy mạnh nhằm trừng trị thích đáng những hành vi có tính chất tội phạm quốc tế nghiêm trọng, góp phần ngăn chặn, hạn chế các cuộc xung đột, xây dựng một nền pháp quyền cho cộng đồng quốc tế, hướng tới hòa bình, ổn định lâu dài. 2. Cho đến trước khi Tòa án Hình sự quốc tế (TAHSQT) theo Quy .
đang nạp các trang xem trước