tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Luận án tiến sĩ Luật học với đề tài "Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài" là công trình ở Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về đề tài này, trên cơ sở tham khảo, kế thừa kết quả nghiên cứu đã có đ ng thời thể hiện kết quả nghiên cứu và những quan điểm, lập luận mới về các nội dung nghiên cứu. | MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (YTNN) tại Chương XXXV (từ Điều 410 đến Điều 413), nhưng Bộ luật còn nhiều t n tại, hạn chế như: v n còn quy định khó hiểu, có quy định ch ng chéo, có quy định được các Luật chuyên ngành quy định nhưng BLTTDS chưa đề cập Về tương trợ tư pháp thì Nhà nước Việt Nam cũng đã ký kết 19 hiệp định tương trợ tư pháp (HĐTTTP), thỏa thuận tương trợ tư pháp và 01 Nghị định thư bổ sung HĐTTTP với các quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó một số hiệp định cũng có đề cập đến vấn đề thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có YTNN. Tuy nhiên, những quy định của các HĐTTTP nêu trên quy định về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có YTNN còn ít ỏi, có quy định hiểu khác nhau, nên áp dụng những quy định đó còn nhiều bất cập, lúng túng. Vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài "Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài" làm luận án tiến sĩ luật học. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án Đây là luận án tiến sĩ luật học ở Việt Nam nghiên cứu tổng hợp và toàn diện về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có YTNN. Những kết quả khoa học của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về tư pháp quốc tế (TPQT) Việt Nam; mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là: (1) Góp phần nâng cao tri thức lý luận chuyên sâu về thẩm quyền của Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự trong TPQT Việt Nam; (2) Làm sáng tỏ những thành tựu, sự tiến bộ, hiện đại cũng như nêu ra những bất cập của những quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có YTNN; (3) Góp phần vào việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có YTNN trong hệ thống TPQT của Việt Nam. Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN