tailieunhanh - Đề thi thử THPT Quốc gia 2015 lần 1 môn Hóa học (Mã đề thi 314)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2015 lần 1 môn Hóa học (Mã đề thi 314) gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn theo cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT giúp học sinh làm quen và ôn tập lại kiến thức. . | TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHTN – TPHCM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2015– Lần 1 TRUNG TÂM BDVH & LTĐH (Đề thi gồm 50 câu, 5 trang) MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 314 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al= 27; P = 31; S = 32; Cl= 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Cho dãy các chất: Al2(SO4)3, KHCO3, ZnCl2, K2Cr2O7, FeCl2, KAlO2, CrCl2, Ca(H2PO4)2. Số chất tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư tạo thành kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là A. 8. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 2: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 42,9. B. 57,0. C. 45,6. D. 48,3. Câu 3: Nếu tấm tôn (sắt tráng kẽm) bị ăn mòn điện hóa thì trong quá trình ăn mòn A. sắt đóng vai trò catot và bị khử. B. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hóa. C. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hóa. D. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol đa chức X thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. X không có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam. Cho m gam X tác dụng với Na (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 4,48 B. 3,36. C. 1,12. D. 2,24. Câu 5: Cho 3 chất: CH3NH2 (A); NH3 (B) và C6H5NH2 (anilin; C). Thứ tự tăng dần lực bazơ của 3 chất trên theo chiều từ trái sang phải là A. (A); (B); (C). B. (B); (A); (C). C. (C); (B); (A). D. (C); (A); (B). Câu 6: Cho các chất sau: HO-C6H4-CH2-OH; H2N-CH2-COOCH3; H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH; CH3COOCH3NH3; HO-C6H4-CH2-NH2 (-C6H4- gốc hóa trị 2 của benzen). Số chất lưỡng tính là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 7: Đun nóng hỗn hợp gồm Glyxin và Alanin thu được tripeptit mạch hở, trong đó tỉ lệ gốc của Glyxin và Alanin là 2 1. Số tripeptit phù hợp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN