tailieunhanh - Kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong quản lý

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về khái niệm kĩ năng giải quyết tình huống quản lí và các kĩ năng bộ phận của nó. Kết quả nghiên cứu này góp phần xây dựng cơ sở lí luận cho việc vạch ra nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng này ở các cán bộ quản lí đương chức và kế cận. | Kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong quản lý NGUYỄN THỊ THÚY DUNG - TS, Phòng Khoa học Công nghệ và Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Sài Gòn TÓM TẮT Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về khái niệm kĩ năng giải quyết tình huống quản lí và các kĩ năng bộ phận của nó. Kết quả nghiên cứu này góp phần xây dựng cơ sở lí luận cho việc vạch ra nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng này ở các cán bộ quản lí đương chức và kế cận. ABSTRACT The article presents the research result about the conception of the problem-solving skill in management situations and all its components. This result contributes to the theoretical basis for creating contents and methods in training the skills for current and incoming managers. 1. MỞ ĐẦU Người quản lí một tổ chức, một cơ quan là người chịu trách nhiệm toàn diện trước cấp trên và xã hội về hoạt động của tổ chức, cơ quan đó. Có thể so sánh người quản lí với hệ thần kinh trung ương trong một cơ thể, điều khiển hoạt động của tất cả các bộ phận để cơ thể tồn tại và phát triển. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, người quản lí cần có những kĩ năng (KN) quản lí nhất định. Một KN vô cùng quan trọng mà họ cần có để quản lí tập thể thành công là KN giải quyết tình huống quản lí (THQL). Trong hoạt động của một tập thể, THQL có thể nảy sinh bất cứ lúc nào, vì rất nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn, tình huống xảy ra do lỗi của bản thân người quản lí, do phẩm chất và năng lực yếu kém (sự không công bằng dẫn đến xung đột giữa các thành viên trong tập thể, sự phân công phân nhiệm không hợp lí dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa các bộ phận .). THQL xảy ra cũng có thể do điều kiện làm việc quá khó khăn, thiếu thốn; tập thể có nhiều cá nhân với những tính xấu như hay đả kích, châm chọc, nói xấu, đố kị. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng, ngay trong những tập thể như vậy, một người quản lí có năng lực, có trực giác nhạy bén, được trang bị những kiến thức về lí luận và nghiệp vụ quản lí một cách vững chắc, biết đúc kết kinh nghiệm quản lí của .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN