tailieunhanh - Giải bài tập Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên SGK Địa lí 12

Tài liệu gồm phần khái quát lý thuyết về Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên và hướng dẫn giải cụ thể bài tập trang 173 sẽ giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc ôn tập lại kiến thức bài học và định hướng phương pháp giải bài tập chuẩn xác nhất. Mời các em cùng tham khảo! | A. Tóm tắt Lý thuyết Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên SGK Địa lí 12 1. Khái quát chung: a. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ: - Diện tích: km2 ( diện tích cả nước) - Dân số: 4,9 triệu người (5,8% DS cả nước.) - Gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng. - Vị trí: Tiếp giáp: DH Nam Trung Bộ, ĐNB, Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.  Là vùng duy nhất không giáp biển. => Vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, xây dựng kinh tế. b. Tài nguyên thiên nhiên: - Địa hình: gồm các cao nguyên xếp tầng (Kon Tum, Plâycu, Đắc Lắc, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh). - Đất trồng: Chủ yếu đất đỏ bazan (khoảng 1,4 triệu ha). Có tầng phong hóa sâu, giàu chất dưỡng, phân bố tập trung trên các mặt bằng rộng lớn, thuận lợi để thành lập các nông trường, các vùng chuyên canh quy mô lớn. - Khí hậu: Cận xích đạo thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm (cà phê, cao su, tiêu ). + Mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm sản phẩm cây công nghiệp. Mùa khô mực nước ngầm hạ thấp, vấn đề thủy lợi và sinh hoạt khó khăn. + Mùa mưa với cường độ mưa lớn dễ gây xói mòn nếu lớp phủ thực vật bị phá hoại. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, trên các cao nguyên trên 1000 mét có khí hậu mát, thích hợp trồng các cây cận nhiệt, ôn đới (chè). - Rừng: Chiếm 36% điện tích đất có rừng, 52% sản lượng gỗ có thể khai thác được trong cả nước. Rừng còn nhiều gỗ quý (gụ, mật, cẩm lai, trắc, nghiến ), nhiều chim thú quý. Đã xây dựng các Liên hiệp lâm – nông – công lớn nhất nước ta như: Kon Hà Nừng (GL), Easup và Gia Nghĩa (ĐắcLắc) - Khoáng sản: Có bôxít với trữ lượng hàng tỉ tấn tập trung ở nam Tây Nguyên đang xây dựng cơ sở khai thác ở Tân Rai – Lâm Đồng. - Trữ năng thuỷ điện khá lớn của các sông Xêxan, Đồng Nai, Xrêpôk. Đã xây dựng thủy điện Đa Nhim () trên sông Đa Nhim; Đrây Hlinh (12 000 KW) trên sông Xrêpôk; Yaly (720 000 KW) trên sông Xêxan. Dự kiến sẽ xây dựng các công trình

TỪ KHÓA LIÊN QUAN