tailieunhanh - Động lực và tác động của hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ: Từ góc nhìn lý thuyết
Bài viết này hệ thống lại một số động lực chính thúc đẩy quá trình hội nhập trong lĩnh vực KH&CN và những khả năng tác động lên hệ thống KH&CN của quốc gia. Bài viết cũng đề cập đến một số suy nghĩ về hội nhập quốc tế của nền KH&CN Việt Nam. | Động lực và tác động của hội nhập quốc tế về KH&CN 84 ĐỘNG LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ: TỪ GÓC NHÌN LÝ THUYẾT CN. Triệu Bảo Hoa1 Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Khoa học và Công nghệ Tóm tắt: Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ (KH&CN) đang trở thành một xu thế tất yếu và có tác động đến hầu hết hệ thống KH&CN của các nước. Các quốc gia đã và đang có xu hướng điều chỉnh, tổ chức lại hoạt động của mình theo hướng chú trọng năng lực thực hiện và chất lượng sản phẩm nghiên cứu theo các tiêu chuẩn quốc tế; chú trọng liên kết giữa doanh nghiệp với tổ chức KH&CN, kết nối trong nước với quốc tế; đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân lực chất lượng cao, bao gồm cảnguồn nhân lực nước ngoài, nhằm mục tiêu tận dụng tối đa các cơ hội để phát triển, đồng thời trở thành một phần trong nền KH&CN toàn cầu. Trong quá trình đó, sẽ có những quốc gia có điều chỉnh kịp thời, đón được cơ hội do hội nhập quốc tế về KH&CN tạo ra, làm tăng thêm sức mạnh cho nền KH&CN, phục vụ các mục tiêu phát triển đất nước. Cũng sẽ có những quốc gia chưa điều chỉnh kịp thời nên hệ thống KH&CN đương đầu với những thách thức bị tụt hậu, không phát huy được các giá trị của KH&CN đối với nền kinh tế quốc gia hay đóng góp cho tri thức KH&CN quốc tế. Trong khuôn khổ bài viết này, từ nghiên cứu lý thuyết của các học giả đi trước, tác giả hệ thống lại một số động lực chính thúc đẩy quá trình hội nhập trong lĩnh vực KH&CN và những khả năng tác động lên hệ thống KH&CN của quốc gia. Tác giả cũng đề cập đến một số suy nghĩ về hội nhập quốc tế của nền KH&CN Việt Nam. Từ khóa: Hội nhập quốc tế; Quản lý KH&CN; Nghiên cứu và Phát triển; Đổi mới sáng tạo. Mã số: 15030103 KH&CN có ba giá trị cốt lõi mangtính quốc tế hóa rất rõ nét: thứ nhất, phục vụ cho phát triển kinh tế; thứ hai, tạo ra tri thức mới để phục vụ nhân loại; và thứ ba, tham gia giải quyết các thách thức toàn cầu. Chính những giá trị này đưa nền KH&CN của mỗi quốc gia đến gần với nhau hơn trong một thế giới toàn cầu hóa và .
đang nạp các trang xem trước