tailieunhanh - Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 phần 4 bài 18+19: Chu kì tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Tài liệu gồm tóm tắt lý thuyết về chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân, quá trình giảm phân và ý nghĩa của quá trình nguyên phân - giảm phân. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp quý thầy cô và các em học sinh tham khảo trong quá trình dạy và học môn Sinh học. . | BÀI 18, 19: CHU KÌ TẾ BÀO, QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN I. CHU KÌ TẾ BÀO ** Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào liên tiếp. ** Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: kì trung gian và quá trình nguyên phân. ** Kì trung gian gồm 3 pha: – Pha G1: TB tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. – Pha S: nhân đôi ADN tạo các NST kép, chuẩn bị cho quá trình phân bào. – Pha G2: TB tổng hợp tất cả những vật chất cần cho quá trình phân bào. II. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN Diễn biến quá trình nguyên phân: a. Phân chia nhân: Gồm 4 kì: Kì đầu; Kì giữa; Kì sau;Kì cuối Diễn biến: − Kì trung gian: ( trước khi bước vào nguyên phân) + NST nhân đôi thành NST kép + Trung thể nhân đôi. + Màng nhân và nhân con có dấu hiệu dần tiêu biến − Kì đầu: + NST kép dần được co xoắn. + Màng nhân và nhân con dần tiêu biến. + Trung tử sau khi nhân đôi ở kì trung gian sẽ tiến về 2 cực của tế phân bào dần xuất hiện ‒ Kì giữa + NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. + Thoi phân bào được đính vào NST tại tâm động ‒ Kì sau + Các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực tế bào. + Sự phân chia NST về 2 cực của TB là đều nhau. ‒ Kì cuối + NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con dần xuất hiện + Thoi phân bào biến mất b. Phân chia tế bào chất ‒ Phân chia tế bào chất xảy ra ở đầu kỳ cuối. Tế bào chất phân chia dần, tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con ‒ Ở tế bào động vật: màng tế bào thắt lại ở vị trí mặt phẳng xích đạo. ‒ Ở tế bào thực vật: tạo thành tế bào ở mặt phẳng xích đạo. c. kết quả của quá trình nguyên phân ‒ Từ 1 tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con với số lượng NST giống nhau và giống mẹ. III. QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN 1. Giảm phân 1. Kì đầu 1: - Bước vào kỳ đầu I, các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng. - Sau khi tiếp hợp, các NST kép dần dần co xoắn lại. Trong quá trình bắt đôi,các NST kép trong cặp tương đồng có thể trao đổi các đoạn crômatit cho nhau, gọi là hiện tượng trao đổi chéo. - Cuối kỳ màng nhân và nhân con tiêu biến. Kì giữa 1: - Các NST kép di chuyển về mặt phẳng của tế bào và tập trung thành 2 hàng. - Dây tơ vô sắc đính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng. Kì sau 1: - Mỗi NST kép tương đồng di chuyển theo tơ vô sắc về một cực của tế bào. Kì cuối 1 : - Khi về cực tế bào các NST kép dần dần dãn xoắn. - Màng nhân và nhân con dần dần xuất hiện,thoi vô sắc tiêu biến. - Sau đó là quá trình phân chia tế bào chất tạo thành 2 tế bào con có bộ NST đơn bội kép. 2. Giảm phân 2 Cơ bản giống nguyên phân bao gồm các kì: kì đầu 2, kì giữa 2, kì sau 2 và kì cuối 2 3. Kết quả 1tế bào mẹ 2 TB(n kép) 4TB(n đơn) IV. Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN, GIẢM PHÂN Nguyên phân: − Đối với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản. Từ 1 tế bào mẹ qua nguyên phân tạo 2 tế bào con giống hệt nhau. − Đối với cơ thể nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. − Giúp cơ thể tái sinh những mô hoặc cơ quan bị tổn thương + Ví dụ: thằn lằn có khả năng tái sinh đuôi − Ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cơ thể bố mẹ. Giảm phân: − Quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài. − Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh tạo nhiều biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài thích nghi với điều kiện sống mới.