tailieunhanh - Nghiên cứu ảnh hưởng của hiện tượng ăn mòn cốt thép đến kết cấu bêtông cốt thép bằng mô hình 3D-RBSM

Bài viết đề xuất và phát triển một mô hình sử dụng mô hình 3D-RBSM trong đó cốt thép được mô phỏng bằng phần tử dầm để mô hình có thể phân tích ở cấp độ kết cấu. Trong bài viết này, ảnh hưởng của các nhân tố như ảnh hưởng của sự sắp xếp các thanh cốt thép, ảnh hưởng của sự ăn mòn cốt thép lên lực dính giữa bêtông cốt thép sẽ được nghiên cứu cụ thể sử dụng mô hình đã phát triển. Để nắm nội dung . | BÀI BÁO KHOA H C NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN TƯỢNG ĂN MÒN CỐT THÉP ĐẾN KẾT CẤU BÊTÔNG CỐT THÉP BẰNG MÔ HÌNH 3D-RBSM Nguyễn Công Luyến1 Tóm tắt: Ăn mòn cốt thép là hiện tượng phổ biến đối với kết cấu bêtông cốt thép chịu sự xâm nhập của ion clorua hay hiện tượng các-bon hóa. Hiện tượng này có thể gây nứt vỡ lớp bêtông bảo vệ, làm giảm đường kính của cốt thép và lực dính giữa bêtông và cốt thép, từ đó làm giảm khả năng chịu lực và sự làm việc bình thường của kết cấu, gây nguy hại cho sự an toàn của con người. Các mô hình để mô phỏng và dự đoán ảnh hưởng của hiện tượng này ở cấp độ kết cấu vì vậy trở nên thực sự cần thiết. Tác giả đã đề xuất và phát triển một mô hình sử dụng mô hình 3D-RBSM trong đó cốt thép được mô phỏng bằng phần tử dầm để mô hình có thể phân tích ở cấp độ kết cấu. Trong bài báo này, ảnh hưởng của các nhân tố như ảnh hưởng của sự sắp xếp các thanh cốt thép, ảnh hưởng của sự ăn mòn cốt thép lên lực dính giữa bêtông cốt thép sẽ được nghiên cứu cụ thể sử dụng mô hình đã phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình có khả năng mô phỏng chính xác ảnh hưởng của các nhân tố này. Vì vậy, mô hình có thể được sử dụng để đánh giá và dự đoán khả năng chịu tải và ứng xử của kết cấu bêtông bị ăn mòn cốt thép. Từ khóa: ăn mòn cốt thép, lực dính, mô hình 3D-RBSM. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ * Nhiều công trình được xây dựng ở nước ta trong vài thập kỉ trở lại đây đã và đang bị xuống cấp nghiêm trọng do ảnh hưởng của môi trường như hiện tượng ăn mòn, các-bon hóa, phản ứng kiềm cốt liệu, đó, ăn mòn cốt thép trở thành hiện tượng phổ biến do sự xâm nhập của ion clo-rua. Trong điều kiện bình thường, độ kiềm cao trong bêtông giúp tạo lớp màng thụ động xung quanh cốt thép, bảo vệ cốt thép khỏi bị ăn mòn. Khi ion clo-rua xâm nhập vào trong bêtông thông qua các lỗ rỗng, chúng phá hủy lớp màng này và cốt thép bắt đầu bị ăn mòn khi sự có mặt của ôxi và hơi nước. Quá trình ăn mòn cốt thép gây ra sự suy giảm của đường kính cốt thép và sự phát triển vết nứt do gỉ, làm giảm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN