tailieunhanh - Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, kiểu gen của helicobacter pylori ở bệnh nhân ung thư dạ dày
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, tỷ lệ kiểu gen CagA và VacA của Helicobacter pylori ở bệnh nhân ung thư dạ dày. nội dung chi tiết của tài liệu. | TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, KIỂU GEN CỦA HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN UNG THƢ DẠ DÀY Nguyễn Quang Duật*; Phạm Quang Phú*; Phạm Cao Kỳ* TÓM TẮT Nghiên cứu trên 60 bệnh nhân (BN) ung thư dạ dày (UTDD) nhiễm H. pylori, phân tích kết quả lâm sàng và kiểu gen của vi khuẩn (VK), chúng tôi rút ra kết luận sau: Tỷ lệ BN UTDD có triệu chứng đầy bụng (98,3%), sút cân (86,7%), các triệu chứng thường gặp là chán ăn (73,3%) và đau vùng thượng vị không có chu kỳ (71,7%), xuất huyết tiêu hóa (51,7%). - Tỷ lệ gen VacA m1: 37/60 BN (61,6%), gen VacA m2: 11/60 BN (18,3%). - Tỷ lệ mang cả hai gen CagA(+) và VacA m1(+) là 70%, mang gen CagA(+) và VacA m2(+) chỉ 6%. Ngược lại, VK chỉ mang đơn gen CagA(-)/VacA m1(+) là 20% và CagA(-)/VacA m2(+) là 80% (p 90% ở châu Á [5]. Ở H. pylori mang gen Cag A mã hóa, protein CagA được chuyển dời vào trong tế bào đích thông qua hệ cơ cấu bài tiết trực tiếp, được hoạt hóa, hoạt động như một yếu tố tăng trưởng, tác động trên nhiều protein truyền tín hiệu nội bào như SHP-2, TFSS, ZO-1 (zonula occludens-1), JAM (junctional adhesion molecule), STAT3, Src, CYP1A2 , làm rối loạn quá trình tăng sinh, phát triển và biệt hóa tế bào, hậu quả của quá trình này sẽ biến tính ung thư [4, 9]. Ngoài ra, vai trò của gen CagA được coi như là yếu tố chính với độc lực cao gây UTDD. Protein CagA khi kết hợp với protein VacA khác của H. pylori có thể gây nguy cơ với biểu hiện lâm sàng và 60 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014 mức độ khác nhau ở BN UTDD. Protein CagA được chia làm hai loại chính: CagA WSS (Western CagA-specific sequence) và CagA ESS (Easten Asian CagA-specific sequence), trong đó CagA ESS có khả năng gây bệnh cao hơn và có mối liên quan đến UTDD nhiều hơn CagA WSS. Theo Tạ Long, protein CagA ở người Việt Nam từ các chủng H. pylori phân lập được chủ yếu mang mô týp protein CagA Đông Á, giống với quần thể người Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc [2]. VacA s2-: 56 BN (93,3%); VacA m1+: 38 BN (63,3%); .
đang nạp các trang xem trước