tailieunhanh - Hoàn thiện quy trình xây dựng chiến lược công nghệ mới dành cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở Việt Nam

Bài viết này trình bày về một trình tự xây dựng chiến lược công nghệ mới có thể áp dụng cho các doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam. Nội dung sẽ bàn về phương thức xây dựng chiến lược công nghệ và thảo luận về ý nghĩa, cũng như những hạn chế của quy trình này. | 64 Hoàn thiện quy trình xây dựng chiến lược công nghệ mới HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHỆ MỚI DÀNH CHO DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM TS. Bùi Tiến Dũng Trường Quản lý Khoa học và Công nghệ, Bộ KH&CN Tóm tắt: Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp KH&CN là sử dụng công nghệ mới. Ở thế chủ động, doanh nghiệp KH&CN cần có một phương thức thích hợp trong việc xây dựng chiến lược công nghệ. Trong bài viết này tác giả đưa ra một trình tự xây dựng chiến lược công nghệ mới có thể áp dụng cho các doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam. Nội dung sẽ bàn về phương thức xây dựng chiến lược công nghệ và thảo luận về ý nghĩa, cũng như những hạn chế của quy trình này. Đây cũng được xem như việc nhận biết về yêu cầu nội dung xây dựng chiến lược công nghệ đối với doanh nghiệp KH&CN theo cái nhìn và tư duy của người làm chiến lược. Mục đích nghiên cứu này nhằm cung cấp cho doanh nghiệp KH&CN một cách tiếp cận trong việc xây dựng chiến lược công nghệ mới trong hoạt động kinh doanh tạo sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Từ khóa: Doanh nghiệp KH&CN; Chiến lược công nghệ. Mã số: 13081401 1. Giới thiệu Vào năm 1911, trong cuốn sách lần đầu tiên xuất bản có tựa đề “Học thuyết phát triển kinh tế”, Joseph Alois Schumpeter đã đưa ra khái niệm đổi mới “innovation” và coi đó như là động lực của sự phát triển kinh tế [5]. Tác giả đã dùng thực tế lịch sử của đổi mới công nghệ để giải thích cho chu kỳ phát triển của nền kinh tế tư bản. Mỗi chu kỳ phát triển đều thống nhất với cao trào phát minh và sáng chế đương thời. Ngoài ra, còn có chu kỳ phát triển kinh tế vừa và ngắn hạn, trong đó, mỗi chu kỳ đều liên quan mật thiết với sự ra đời của một loạt các phát minh và sáng chế quan trọng. Đến năm 1942, Peter Drucker, nhà kinh tế học nổi tiếng người Áo cho rằng xét ở góc độ quản trị kinh doanh, có hai nhiệm vụ hàng đầu mà một doanh nghiệp luôn phải thực hiện đó là tiếp thị (marketing), đổi mới công nghệ và cải tiến sản phẩm [6]. Nếu như chức .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN