tailieunhanh - Khảo sát sự tương quan giữa nồng độ protein phản ứng C siêu nhạy (hs-CRP) với mức độ phục hồi chức năng trong nhồi máu não cấp
Bài viết với mục tiêu khảo sát mối liên quan giữa nồng độ CRP với mức độ phục hồi chức năng của ĐQ thiếu máu não cục bộ theo thang điểm rankin. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân ĐQ thiếu máu não cục bộ được xác định bằng tiêu chuẩn lâm sàng của WHO và hình ảnh học (CT Scan hoặc MRI sọ não), nhập bệnh viện Thống Nhất từ 11/2007-6/2008. Đánh giá khả năng phục hồi của bệnh nhân vào thời điểm xuất viện theo thang điểm rankin có điều chỉnh (MRS). | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 KHẢO SÁT SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ PROTEIN PHẢN ỨNG C SIÊU NHẠY (hs-CRP) VỚI MỨC ĐỘ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRONG NHỒI MÁU NÃO CẤP Hồ Thượng Dũng*, Hà Thị Kim Chi** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Vai trò của tiến trình viêm trong bệnh sinh gây nghẽn tắc mạch máu và việc ứng dụng dấu ấn viêm hs-CRP (hypersensitive C Reactive Protein) trong ĐQ thiếu máu não cục bộ (ĐQTMNCB) đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu trên thế giới. Một số tác giả nghiên cứu cho thấy có khác biệt trong nồng độ hs- CRP ở những bệnh nhân có các mức độ phục hồi chức năng khác nhau. Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ CRP với mức độ phục hồi chức năng của ĐQTMNC theo thang điểm Rankin. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích. Đối tượng: Những bệnh nhân ĐQTMNC được xác định bằng tiêu chuẩn lâm sàng của TCYTTG (WHO) và hình ảnh học (CT Scan hoặc MRI sọ não), nhập bệnh viện Thống Nhất từ 11/2007- 6/2008. Đánh giá khả năng phục hồi của bệnh nhân vào thời điểm xuất viện theo thang điểm Rankin có điều chỉnh (MRS). Kết quả: Qua khảo sát tiền cứu 108 trường hợp ĐQNMNC chúng tôi nhận thấy có sự liên quan của một số yếu tố với hs-CRP đo ở các thời điểm khác nhau của ĐQ: Tuổi- hs-CRP2 và hs-CRP3 (p= 0,018 và 0,001); Giới - hs-CRP1 (p= 0,011); Tiền sử hút thuốc lá - hs-CRP1 (p= 0,024); THA - hs-CRP2 (p= 0,020); Đường huyết lúc nhập viện - hs-CRP1 (p= 0,023); Fibrinogen - hs-CRP2 và hs-CRP3 (p= 0,000 và 0,026). Có sự tương quan giữa kết cục phục hồi chức năng ở thời điểm xuất viện với hs-CRP đo ở các thời điểm khác nhau của ĐQ: với hs-CRP1 (r=0,226, p=0,019); với hs-CRP2 (r=0,454, p=0,000); với hs-CRP3 (r=0,445, p=0,000). Kết luận: Nồng độ hs-CRP tăng cao ở bệnh nhân ĐQTMNC và có sự tương quan giữa kết cục phục hồi chức năng ở thời điểm xuất viện với hs-CRP đo ở các thời điểm khác nhau của ĐQ, tương quan yếu với hsCRP1 và tương quan khá với hs-CRP2 và với hs-CRP3. Từ khóa: nồng độ hs- CRP, yếu tố nguy cơ đột .
đang nạp các trang xem trước