tailieunhanh - Khảo sát hiệu quả của boron đến khả năng đậu trái của cà chua cherry (lycopersicon esculentum var. cerasiforme)

Bài viết tập trung phân tích hiệu quả của boron trên cây cà chua Cherry nhằm mục đích xác định liều lượng acid boric thích hợp, giúp tăng sự đậu trái và năng suất của cây. | 112 Bùi Thị Mỹ Hồng và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 57(6), 112-119 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA BORON ĐẾN KHẢ NĂNG ĐẬU TRÁI CỦA CÀ CHUA CHERRY (Lycopersicon esculentum var. cerasiforme) BÙI THỊ MỸ HỒNG Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh – NGUYỄN THỊ TRÀ GIANG, NGUYỄN HOÀNG MINH Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (Ngày nhận: 12/03/2017; Ngày nhận lại: 19/09/2017; Ngày duyệt đăng: 25/09/2017) TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát ảnh hưởng của Boron đến sự đậu trái và năng suất của cây cà chua Cherry. Thí nghiệm được thực hiện tại Cơ sở 3 Bình Dương, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2015. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên và 5 lần lặp lại. Các nghiệm thức bao gồm 4 mức độ acid boric phun qua lá (1, 2, 3, 4 g/L) và đối chứng (phun nước). Các cây được phun 3 lần vào thời điểm hoa nở và 2 lần tiếp theo với khoảng cách thời gian là 7 ngày. Kết quả cho thấy phun acid boric qua lá ở liều lượng 3 g/L hoặc 4 g/L làm tăng tỷ lệ đậu trái, số trái trên cây và năng suất cây. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức và đối chứng về độ dày thịt trái và tổng các chất hòa tan trong trái. Từ khóa: boric acid; cà chua Cherry; đậu trái; năng suất; phun qua lá. Effect of boron on fruit set of Cherry tomato (Lycopersicon esculentum var. cerasiforme) ABSTRACT The aim of this study was to examine the effect of boron (B) microfertilizer on fruit set and yield of Cherry tomato (Lycopersicon esculentum var. cerasiforme). The experiment was carried out at Binh Duong Campus, Ho Chi Minh City Open University, from October 2014 to May 2015. The experiment was carried out under randomized complete block design (RCBD) and five replicates. The treatments were comprised of four levels of foliar application of boric acid (1, 2, 3, 4 g/L) and control (water foliar application). Plants were sprayed 3 times at full bloom and other two were given at an interval of 7 .