tailieunhanh - So sánh chỉ số huyết áp trước và sau khi rút sheath ở bệnh nhân can thiệp tim mạch tại Bệnh viện Thống Nhất

Sau thủ thuật can thiệp mạch vành qua da ở giai đoạn rút sheath và đè ép cầm máu bằng tay có thể gặp một số biến chứng như: Tụ máu tại chỗ, nhiễm trùng, sốc valgal. Với tỷ lệ thấp khoảng 2%. Tại Việt Nam các nghiên cứu về vấn đề này còn ít, vì vậy nghiên cứu này nhằm khảo sát sự thay đổi huyết áp trước và sau rút sheath, khảo sát tỷ lệ các biến chứng trong và sau khi rút sheath ở bệnh nhân can thiệp mạch vành qua da. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 SO SÁNH CHỈ SỐ HUYẾT ÁP TRƯỚC VÀ SAU KHI RÚT SHEATH Ở BỆNH NHÂN CAN THIỆP TIM MẠCH TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Hồ Thượng Dũng*, Trương Thị Tuyết Nga*, Nguyễn Trọng Cường*, Đỗ Văn Tuyến* TÓM TẮT Cơ sở nghiên cứu: Sau thủ thuật can thiệp mạch vành qua da ở giai đoạn rút sheath và đè ép cầm máu bằng tay có thể gặp một số biến chứng như: tụ máu tại chỗ, nhiễm trùng, sốc valgal với tỷ lệ thấp khoảng 2%. Theo y văn sự thay đổi huyết áp trước và sau rút sheath có thể tiên lượng cho các biến chứng xảy Việt Nam các nghiên cứu về vấn đề này còn ít. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát sự thay đổi huyết áp trước và sau rút sheath, khảo sát tỷ lệ các biến chứng trong và sau khi rút sheath ở bệnh nhân (BN)can thiệp mạch vành qua da. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tổng số có 150 ca, giới nam:79,3%, tuổi trung bình: 61,12 ± 9,82. Trong đó có 103 (68,67%) chỉ đặt sheath động mạch, 47 ca có đặt cả sheath động mạch và tĩnh mạch. Huyết áp tâm thu và tâm trương trung bình trước và sau khi rút sheath khác biệt không có ý nghĩa (p= 0,82 và p=0,65). Tỷ lệ biến chứng chảy máu và tụ máu tại chỗ lần lượt là 2,67% và 2,0%; biến chứng nhịp tim chậm là 2,67% và sốc valgal là 0,7% Kết luận: sự thay đổi huyết áp trước và sau rút sheath không khác biệt có ý nghĩa. Tỷ lệ biến chứng mạch máu tại chỗ cũng tương tự như kết quả y văn. Từ khóa: huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, rút sheath, biến chứng tại chỗ, sốc valgal. ABSTRACT THE COMPARISION OF BLOOD PRESSURE WHEN TO REMOVE SHEATH IN THE PERCUTANEOUS CORONARY INTERVENTION Ho Thuong Dung, Truong Thi Tuyet Nga, Nguyen Trong Cuong, Do Van Tuyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 88 - 91 Background: The Seldinger technique is a medical procedure to obtain safe access to blood vessels and other hollow organs. The field of angioplasty procedure always uses the Seldinger technique. The risk in the procedure is about .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN