tailieunhanh - Đối chiếu lâm sàng và tổn thương bệnh học của hội chứng thận hư nguyên phát
Bài viết cho rằng chưa có nhiều dữ liệu về tỷ lệ các sang thương giải phẫu bệnh của hội chứng thận hư nguyên phát, đây là báo cáo đầu tiên về mối liên quan lâm sàng và tổn thương bệnh học của hội chứng thận hư nguyên phát tại Việt Nam. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ các loại sang thương giải phẫu bệnh, và mối liên quan lâm sàng, cận lâm sàng với các sang thương giải phẫu bệnh của hội chứng thận hư nguyên phát. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học ĐỐI CHIẾU LÂM SÀNG VÀ TỔN THƯƠNG BỆNH HỌC CỦA HỘI CHỨNG THẬN HƯ NGUYÊN PHÁT Huỳnh Ngọc Phương Thảo**, Nguyễn Thị Thu Thảo*, Nguyễn Xuân Thắng*, Nguyễn Hữu Nguyên*, Trần Hiệp Đức Thắng* TÓM TẮT: Đặt vấn đề: Chưa có nhiều dữ liệu về tỉ lệ các sang thương giải phẫu bệnh của hội chứng thận hư nguyên phát. Đây là báo cáo đầu tiên về mối liên quan lâm sàng và tổn thương bệnh học của HCTH nguyên phát tại Việt nam. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các loại sang thương giải phẫu bệnh, và mối liên quan lâm sàng, cận lâm sàng với các sang thương giải phẫu bệnh của HCTH nguyên phát. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang, tiền cứu. Kết quả: Trong thời gian 2 năm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 48 trường hợp HCTH nguyên phát, trong đó có HCTH lần đầu 25/48 (52,1%), HCTH tái phát 7/48 (14,6%), HCTH kháng thuốc (12/48) (25%), suy thận cấp trên nền HCTH 4/48 (8,3%). Tất cả lấy được mẫu thận nhưng có 47/48 (98,6%) có đủ cầu thận để kết luận. Trung bình số cầu thận là 19 cầu thận. Kết quả giải phẫu bệnh: Xơ chai cầu thận khu trú từng vùng (FSGS) chiếm tỉ lệ cao nhất 10/47 (21,2%), sang thương tối thiểu (MCD) 8/47 (17,1%), bệnh thận IgM 7/47 (14,9%), bệnh thận màng (MN) 6/47 (12,7%), tăng sinh màng (MPGN) 6/47 (12,7%), bệnh thận IgA 5/47 (10,9%). Biểu hiện lâm sàng của FSGS thường là tăng huyết áp, tiểu máu và suy thận; trong khi MCD thường có phù nhiều, tiểu đạm ngưỡng thận hư đơn thuần. MPGN thường có HCTH kết hợp hội chứng viêm thận cấp. Kết luận: .
đang nạp các trang xem trước