tailieunhanh - Cách mạng công nghiệp 4.0 cơ hội và thách thức với phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hải Phòng
Nội dung bài viết này đưa ra những nghiên cứu ban đầu về vấn đề “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, phân tích sơ bộ về một số cơ hội và thách thức đối với Việt Nam nói chung và Thành phố Hải Phòng nói riêng trên cơ sở đánh giá khái quát bối cảnh, hiện trạng trong nước cũng như những tác động mà cuộc cách mạng công nghiệp này có thể mang lại. Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 lên các lĩnh vực: Lĩnh vực Công nghệ thông tin, lĩnh vực Vật lý, lĩnh vực Sinh học. | CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Bộ Khoa học và Công nghệ Vấn đề “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” được giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), đặt ra trong quyển sách của mình ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh của WEF năm 2016. Klaus Schwab cũng như rất nhiều học giả khác đều nhận định rằng những thay đổi về tốc độ, phạm vi và ảnh hưởng của những công nghệ mới nhất xứng đáng được coi là một cuộc cách mạng công nghiệp mới. Tham luận này đưa ra những nghiên cứu ban đầu về vấn đề “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, đưa ra phân tích sơ bộ về một số cơ hội và thách thức đối với Việt Nam nói chung và Thành phố Hải Phòng nói riêng trên cơ sở đánh giá khái quát bối cảnh, hiện trạng trong nước cũng như những tác động mà cuộc cách mạng công nghiệp này có thể mang lại. Với quan điểm “xu thế” của cuộc cách mạng này đang thực sự diễn ra và Việt Nam cần chủ động để cócách thức ứng xử phù hợp, Báo cáo cũng đề xuất một số gợi ý về cách tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với Thành phố Hải phòng. 1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Hiện nay, các công nghệ số hoá và kết nối không chỉ dừng lại ở việc kết nối nội dung thông qua các trang web, hệ thống email (Internet of content) mà đã tiếp tục phát triển để kết nối các dịch vụ (Internet of services) với sự ra đời của “Web ” là các nền tảng và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) thông minh; để kết nối mọi người (Internet of people) với sự ra đời của các mạng truyền thông xã hội (Social Media) và các điện thoại, ứng dụng thông minh; và mới nhất là để kết nối mọi vật (Internet of things - IoT) cùng với các khái niệm thiết bị, dữ liệu, đối tượng thông minh. Sự hội tụ của những phát triển đột phá về công nghệ số hoá và kết nối cùng với với các thành tựu khoa học, công nghệ trong vật lý, sinh học và năng lượng như: In 3D, công nghệ gen thế hệ mới, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ năng lượng .
đang nạp các trang xem trước