tailieunhanh - Trung hòa những bất đồng về bảo hộ sáng chế dược phẩm do Hoa Kỳ đề xuất trong quá trình đàm phán TPP

Bài viết này trình bày về những bất đồng về bảo hộ sáng chế dược phẩm giữa các quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, viết tắt là TPP). | Trung hòa những bất đồng về bảo hộ sáng chế dược phẩm 18 TRUNG HÒA NHỮNG BẤT ĐỒNG VỀ BẢO HỘ SÁNG CHẾ DƯỢC PHẨM DO HOA KỲ ĐỀ XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN TPP TS. Trần Văn Hải Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tóm tắt: Bài viết nêu những bất đồng về bảo hộ sáng chế dược phẩm giữa các quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, viết tắt là TPP). Qua nghiên cứu trường hợp sáng chế bài thuốc cổ truyền để thấy rõ sự khác biệt trong quy định về bảo hộ sáng chế trong pháp luật một số quốc gia. Đồng thời bài viết cũng nghiên cứu những đề xuất của Hoa Kỳ trong quá trình đàm phán TPP về bảo hộ sáng chế dược phẩm. Bài viết đề xuất giải pháp trung hòa các bất đồng đã nêu bằng việc nghiên cứu Hiệp định TRIPS, so sánh những đề xuất của Hoa Kỳ với các quy định về quyền con người, với Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS và sức khỏe cộng đồng 2001, với Công ước quốc tế 1966 về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Từ khóa: Sở hữu trí tuệ; Hiệp định TPP; Hiệp định TRIPS; Tuyên bố Doha. Mã số: 14032701 1. Dẫn nhập Đàm phán TPP là đàm phán thương mại tự do nhiều bên với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Cho đến nay, đã có 12 nước tham gia đàm phán TPP, gồm: Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Hoa Kỳ, Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada, Nhật Bản. . Tháng 11/2008, Việt Nam tham gia đàm phán TPP với tư cách là thành viên liên kết. Tháng 11/2010, Việt Nam tham gia đàm phán TPP với tư cách là thành viên đầy đủ. . Mục tiêu ban đầu của TPP là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 01/01/2006 và cắt giảm bằng không vào năm 2015. Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 6/2013 cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam với các quốc gia tham gia đàm phán TPP như sau: JSTPM Tập 3, Số 1, 2014 19 Bảng 1. Tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.