tailieunhanh - Phương thức xúc tiến đưa công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh
Bài viết này chỉ ra phương thức xúc tiến đưa thành quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Bài viết hệ thống hóa tuần tự các hoạt động liên quan đến quá trình phát triển công nghệ và xúc tiến thương mại hóa công nghệ mới, nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản có hệ thống và cách để tăng khả năng thành công trong việc đưa công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. | JSTPM Tập 4, Số 3, 2015 73 PHƯƠNG THỨC XÚC TIẾN ĐƯA CÔNG NGHỆ MỚI VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH TS. Bùi Tiến Dũng1 Trường Quản lý KH&CN, Bộ KH&CN Tóm tắt Bài viết chỉ ra phương thức xúc tiến đưa thành quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Tác giả đã hệ thống hóa tuần tự các hoạt động liên quan đến quá trình phát triển công nghệ và xúc tiến thương mại hóa công nghệ mới, nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản có hệ thống và cách để tăng khả năng thành công trong việc đưa công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Từ khóa: Phát triển công nghệ; Thương mại hóa công nghệ. Mã số: 15041401 1. Giới thiệu Sáng tạo công nghệ mới, phát triển sản phẩm mới là nhiệm vụ sống còn trong sản xuất kinh doanh. Cả lý thuyết và thực tế đã chứng minh quá trình phát triển sản phẩm mới phải bắt nguồn từ việc người làm khoa học nhận ra và hiểu được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đến việc tổ chức thực hiện các hoạt động KH&CN và đưa KH&CN vào phục vụ sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, các nhà quản lý KH&CN mong muốn kiểm soát các yếu tố như chi phí, thời gian, thông tin và kết quả của các hoạt động KH&CN. Nhưng quan trọng hơn, chính là việc các nhà doanh nghiệp nắm bắt được những thông tin thiết yếu, chính xác về KH&CN mới để có thể đưa vào sản xuất kinh doanh. Sau đó, họ tính toán trong một khoảng thời gian cụ thể với chi phí đầu tư phù hợp để có được công nghệ, tạo ra sản phẩm mới, bán sản phẩm và thu lợi nhuận tối đa (Bùi Tiến Dũng, 2014). Thông thường, để phát triển một công nghệ mới các nhà khoa học cần tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ một cách tỉ mỉ lâu dài, tỷ lệ thành công thấp (theo UNESCO: nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai tỷ lệ thành công chỉ chiếm: 1/4; 2/5 và 3/5). Khi có được thành quả KH&CN, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp cần tiếp tục cùng nhau quan tâm để đạt được các mục 1 Liên hệ tác giả: buitiendung2302@ 74 Phương thức xúc tiến đưa
đang nạp các trang xem trước