tailieunhanh - Một số kinh nghiệm về chính sách tiền lương đối với nhà khoa học ở Trung Quốc

Bài viết này giới thiệu về kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đổi mới chính sách tiền lương cho nhà khoa học. Trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm của Trung Quốc, đưa ra một số khuyến nghị về đổi mới chính sách tiền lương cho nhà khoa học của Việt Nam - một vấn đề đang bức xúc ở Việt Nam hiện nay. | JSTPM Tập 3, Số 2, 2014 59 MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI NHÀ KHOA HỌC Ở TRUNG QUỐC ThS. Hà Công Hải Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ Tóm tắt: Trong những năm qua, Trung Quốc đã nỗ lực đổi mới chính sách tiền lương cho nhà khoa học. Nhà khoa học hiện nay được trả lương theo hướng đãi ngộ dựa vào vị trí việc làm và kết quả thực thi nhiệm vụ, có tính đến đặc thù của hoạt động KH&CN và định hướng phát triển KH&CN của đất nước. Trong việc trả lương cho các nhà khoa học, Trung Quốc chú ý sự ưu tiên đặc biệt đến hai nhóm là các nhà khoa học Hoa Kiều thu hút về từ hải ngoại và các nhà khoa học thực hiện các đề tài, dự án KH&CN lớn và trọng điểm của đất nước. Bài viết này giới thiệu về kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đổi mới chính sách tiền lương cho nhà khoa học. Trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm của Trung Quốc, đưa ra một số khuyến nghị về đổi mới chính sách tiền lương cho nhà khoa học của Việt Nam - một vấn đề đang bức xúc ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Chính sách tiền lương; Tiền lương nhà khoa học; Kinh ngiệm của Trung Quốc. Mã số: 14061001 1. Cải cách chính sách tiền lương ở Trung Quốc Chính sách tiền lương nói chung ở nhiều nước theo mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ, trong đó có Trung Quốc, thường tuân theo quỹ đạo là lúc đầu theo nguyên tắc bình quân rồi sau đó chuyển dần sang thị trường bằng cách nới rộng dần khoảng cách giữa các mức lương. Sau Cách mạng năm 1949, Trung Quốc xây dựng hệ thống lương với đặc điểm chính là cơ cấu bình quân chủ nghĩa. Tất cả lao động làm việc trong khu vực Nhà nước, không kể cấp bậc, đều được cung cấp một lượng tối thiểu nhu yếu phẩm, hàng hóa và được cấp thêm một khoản tiền nhỏ. Trong suốt hơn 20 năm, kể từ sau năm 1949, ở Trung Quốc, lương không được coi là động lực khuyến khích mang tính vật chất, không có tăng lương nên lương coi như dẫm chân tại chỗ. Năm 1978, Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế theo hướng thị trường và điều này đã làm thay đổi hệ thống lương bình quân chủ nghĩa trước

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
30    107    0    22-12-2024