tailieunhanh - Tài liệu tập huấn biên soạn đề kiểm tra định kì môn Toán theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT

Tài liệu tập huấn hỗ trợ và hướng dẫn giáo viên tiểu học cách thức thiết kế đề kiểm tra định kì môn Toán theo thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT. Sau khi tập huấn mỗi giáo viên đều hiểu biết rõ ràng, đầy đủ và thực hành biên soạn được các câu hỏi, bài tập 4 mức độ phát triển năng lực học sinh và đề kiểm tra định kì dựa trên Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán. Mời quý thầy cô cùng tham khảo. | TÀI LIỆU TẬP HUẤN BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN TOÁN THEO THÔNG TƯ SỐ 22/2016/TT-BGDĐT I. Mục đích, yêu cầu Tài liệu tập huấn hỗ trợ và hướng dẫn giáo viên tiểu học cách thức thiết kế đề kiểm tra định kì môn Toán theo thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT. Sau khi tập huấn mỗi giáo viên đều hiểu biết rõ ràng, đầy đủ và thực hành biên soạn được các câu hỏi, bài tập 4 mức độ phát triển năng lực học sinh và đề kiểm tra định kì dựa trên Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán. II. Nội dung thiết kế đề kiểm tra định kì 1. Hình thức đề kiểm tra a) Từng bước đổi mới hình thức ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của từng học sinh theo tiếp cận năng lực và đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền. Đề kiểm tra môn Toán kết hợp hình thức kiểm tra tự luận với trắc nghiệm khách quan. b) Thông thường hình thức trắc nghiệm khách quan có các dạng câu hỏi sau: - Nhiều lựa chọn; - Có/Không; Đúng/Sai phức hợp; - Đối chiếu cặp đôi; - Điền khuyết - yêu cầu các HS viết tiếp vào ô trống; chỗ chấm cho thích hợp; viết ra ý kiến, nhận định của mình hoặc giải thích lô-gíc. - Câu hỏi ngắn - Câu hỏi bằng hình vẽ - Điền đáp án 2. Xây dựng câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 4 mức độ a) Căn cứ vào các mức độ câu hỏi/bài tập của Thông tư 22 để mô tả cụ thể hóa mỗi mức độ trong 4 mức độ đối với câu hỏi/bài tập môn Toán ở tiểu học, phù hợp với Chuẩn kiến thức, kỹ năng và nội dung cốt lõi của từng thời điểm đánh giá. b) Xây dựng câu hỏi/bài tập: - Xác định mục tiêu (nội dung và yêu cầu cần đạt). Từ đó xác định mức độ (bằng cách đối chiếu với 4 mức độ) và dự kiến câu hỏi/bài tập. - Xây dựng các đáp án. - Dự kiến các bước học sinh sẽ tiến hành làm bài để xác thực mức độ, nội dung của câu hỏi/bài tập phù hợp với mục tiêu. 1 - Trong trường hợp nhận thấy mức độ câu hỏi/bài tập chưa phù hợp với mục tiêu, có thể tăng hoặc giảm độ khó câu hỏi bằng cách tăng hay giảm thông tin trong câu hỏi. c) Ví dụ minh hoạ: i) Xác định mục tiêu và ra câu hỏi. - Nội dung và yêu cầu cần đạt: Nhận biết và .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN