tailieunhanh - Nhân vật trong truyện ngắn Maupassant, Tchékhov, O’henry dưới góc nhìn so sánh

Maupassant, Tchékhov, Ơ Henry là ba bậc thầy truyện ngắn nổi tiếng của các quốc gia Pháp, Nga, Mỹ, thế kỷ XIX. Kỹ thuật viết truyện ngắn của họ có ảnh hưởng sâu rộng đến các thế hệ nhà văn sau này. Bài viết tập trung tìm hiểu nhân vật trong sáng tác của ba bậc thầy truyện ngắn dưới góc nhìn so sánh, nhằm chỉ ra quy luật phổ biến, cũng như điểm đặc thù trong cách xây dựng nhân vật của ba nhà văn. Từ đó, góp phần xác định phong cách của từng tác giả cũng như đặc điểm chung của những sáng tác thuộc trào lưu hiện thực chủ nghĩa ở các nước Âu Mỹ. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02 NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MAUPASSANT, TCHÉKHOV, O’HENRY DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH Dương Thị Ánh Tuyết Trường Đại học Quảng Bình Tóm tắt. Maupassant, Tchékhov, Ơ Henry là ba bậc thầy truyện ngắn nổi tiếng của các quốc gia Pháp, Nga, Mỹ, thế kỷ XIX. Kỹ thuật viết truyện ngắn của họ có ảnh hưởng sâu rộng đến các thế hệ nhà văn sau này. Bài viết tập trung tìm hiểu nhân vật trong sáng tác của ba bậc thầy truyện ngắn dưới góc nhìn so sánh, nhằm chỉ ra quy luật phổ biến, cũng như điểm đặc thù trong cách xây dựng nhân vật của ba nhà văn. Từ đó, góp phần xác định phong cách của từng tác giả cũng như đặc điểm chung của những sáng tác thuộc trào lưu hiện thực chủ nghĩa ở các nước Âu Mỹ. Con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là đối tượng nhận thức phản ánh của văn nghệ. Vấn đề con người trong văn học là vấn đề vĩnh cửu. Và trong một tác phẩm văn học thì nhân vật là yếu tố hàng đầu. Nhân vật là hình thức thể hiện quan điểm của nhà văn về con người. “Nhân vật là nơi tập trung mọi giá trị tư tưởng nghệ thuật”; Nhân vật là “công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để tác giả hiện thực hóa quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu hiện tương ứng” [5, tr. 365]. Mỗi kiểu nhân vật có tính quy luật, logic của nó, nằm trong khuôn khổ ý chí của tác giả, nhưng tác giả không thể vi phạm một cách tùy tiện. “Một khi đã lựa chọn trung tâm miêu tả nhân vật, tác giả bị ràng buộc bởi logic nội tại của cái được chọn lựa, cái logic mà tác giả phải khám phá trong quá trình miêu tả. Logic của tự ý thức chấp nhận những phương thức nghệ thuật nhất định để khám phá và miêu tả nó” [3, tr. 272]. Nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Maupassant, Tchékhov, Ơ Henry dưới góc nhìn đối sánh, chúng tôi thấy nổi lên những vấn đề cơ bản sau: 1. CHÚ TRỌNG CON NGƯỜI NHỎ BÉ Nhìn lại phương thức miêu tả nhân vật trong tiến trình lịch sử văn chương ta thấy, nếu chủ nghĩa cổ điển có khuynh hướng lý tưởng hóa và nhấn mạnh ở tính cách

TỪ KHÓA LIÊN QUAN