tailieunhanh - Ngôn ngữ trong truyện vừa “Người thầy đầu tiên” của Tringhis Aimatốp
Bài báo này đi sâu phân tích đặc điểm ngôn ngữ trong truyện vừa “Người thầy đầu tiên”, qua đó chỉ ra những thủ pháp nghệ thuật thiên tài sử dụng ngôn từ như công cụ nghệ thuật ở nhà văn này. nội dung chi tiết. | Từ nơi xa khuất tù túng ấy vươn lên hiên ngang hai cây phong được Đuy sen tự tay trồng và vun xới là hình tượng biểu thị ý chí vươn lên sức sống mãnh liệt của con người luôn biết vươn tới bầu trời cao xanh, tương lai tươi sáng. “Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn: chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, một tâm hồn chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đám lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bật một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một hơi như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão giông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. Và trong tiếng gầm bất khuất của chúng ngỡ chừng như nghe thấy một lời thách thức ngỗ ngược: “Không, đừng hòng bắt ta phải khom lưng khuất phục, đừng hòng bẻ gãy thân ta”.
đang nạp các trang xem trước